MỤC LỤC

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Hạt HIGGS .



Thứ năm, 5/7/2012, 15:01 GMT+7

Người Ấn vui và buồn vì 'hạt của Chúa'

Cộng đồng khoa học Ấn Độ cảm thấy tự hào lẫn tiếc nuối sau khi các nhà vật lý tại châu Âu và Mỹ công bố những bằng chứng liên quan tới “hạt của Chúa” hôm qua.
Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"?
Chân dung của nhà vật lý Satyendra Nath Bose trong một bài báo.

Công bố hạt có đặc điểm giống hạt của Chúa


Hạt Higgs được gọi theo tên của Peter Higgs, nhà vật lý người Anh từng dự đoán về sự tồn tại của nó từ năm 1964. Nhưng rất ít người biết rằng Higgs boson – thuật ngữ tiếng Anh của hạt Higgs – liên quan tới Satyendra Nath Bose, một nhà vật lý Ấn Độ đã từ trần, AFP cho biết.
Chào đời tại thành phố Calcutta, Ấn Độ vào năm 1894, Bose từng giảng dạy tại một số trường đại học ở Calcutta và Dhaka. Vào năm 1924 ông gửi một tài liệu tới Albert Einstein, cha đẻ của vật lý hiện đại, để mô tả một mô hình vật lý mà sau này cộng đồng khoa học gọi là “hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein”. Mô hình này mô tả hiện tượng chuyển pha của các hạt cùng tồn tại trong một trạng thái lượng tử, khi nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ chuyển pha.
Mô hình của Bose đặt nền tảng cho việc mô tả hai loại hạt hạ nguyên tử là boson (được gọi theo họ của Bose) và fermion (được gọi theo họ của nhà vật lý Enrico Fermi của Italy). Mọi hạt trong tự nhiên đều có thể là boson hoặc fermion.
Nhiều nhà khoa học đã nhận giải Nobel do nghiên cứu những hiện tượng liên quan tới boson, song Viện Hàn lâm Thụy Điển, cơ quan trao giải Nobek Vật lý và Nobel Hóa học, chưa bao giờ vinh danh Bose.
Archan Majumdar, nhà vật lý thiên văn thuộc Trung tâm Khoa học cơ bản Quốc gia Satyendra Nath Bose tại Ấn Độ, nói rằng thế giới không biết tới Bose do phát minh của ông ra đời khi Ấn Độ vẫn còn chịu sự cai trị của Anh.
“Nếu hồi đó Ấn Độ là một quốc gia độc lập thì có lẽ Bose sẽ được thế giới đánh giá cao hơn. Ông ấy cũng xứng đáng nhận giải Nobel hơn nhiều người khác. Nhưng thật không may, điều đó không xảy ra”, Majumdar nói.
Minh Long
 Nguồn :
 http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/07/nguoi-an-vui-va-buon-vi-hat-cua-chua/



--------------------------------------------------------------------------------------------------  



KHOA HỌC
Thứ năm, 5/7/2012, 10:04 GMT+7

Ông hoàng vật lý mất tiền vì 'hạt của Chúa'

Giáo sư Stephen Hawking hôm qua tiết lộ việc các nhà vật lý tìm ra hạt có đặc điểm giống hạt của Chúa khiến ông mất 100 USD trong một vụ cá cược.
Hawking từng là học sinh lười
Stephen Hawking không nghĩ rằng các nhà vật lý sẽ tìm ra "hạt của Chúa". 

Công bố hạt có đặc điểm giống "hạt của Chúa"


Trong buổi trả lời phỏng vấn của BBC hôm 4/7, giáo sư Hawking nói rằng phát hiện ra hạt mới có đặc điểm giống hạt Higgs là một thành tựu quan trọng và Peter Higgs, người đã đề xướng giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước, xứng đáng nhận giải Nobel.
“Điều đáng tiếc là những đột phá vĩ đại trong vật lý thường tới từ những kết quả thử nghiệm mà chúng ta không mong đợi. Vì lý do đó mà tôi đã cá cược 100 USD với giáo sư vật lý Gordon Kane của Đại học Michigan rằng con người sẽ không bao giờ tìm thấy hạt Higgs. Có vẻ như tôi vừa mất 100 USD”, Hawking kể.
Sau quá trình săn lùng hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", trong gần 5 thập kỷ, hôm qua các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo họ tìm thấy một loại hạt hạ nguyên tử mới có những đặc tính giống hạt Higgs. Bằng chứng về hạt Higgs lộ diện sau khi họ thực hiện tới 500 nghìn tỷ vụ va chạm giữa các luồng hạt cơ bản trong máy gia tốc hạt lớn (LHC) của CERN.
Hawking nói rằng phát hiện về hạt mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Nếu quá trình phân rã và các phản ứng khác của loại hạt này diễn ra theo đúng giả thuyết về hạt Higgs, nó sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy đối với Mô hình chuẩn của vật lý hạt – giả thuyết mà con người sử dụng để giải thích mọi thí nghiệm vật lý”, vị giáo sư giải thích.
Song hai nhóm săn lùng hạt Higgs của CERN và Fermilab tỏ ra cực kỳ thận trọng với phát hiện của họ. Thái độ thận trọng thể hiện ở việc họ không sử dụng từ “phát hiện” khi công bố bằng chứng về sự tồn tại của hạt mới. Họ chỉ nói phát hiện đó đang đưa họ tới gần hạt Higgs hơn bao giờ hết.
“Tôi nghĩ mọi nhà vật lý không tham gia vào quá trình săn lùng hạt Higgs sẽ nói bằng chứng về hạt giống như một phát hiện. Chúng tôi đã tìm ra một thứ có đặc điểm giống hạt Higgs”, John Ellis, giáo sư vật lý người Anh làm việc cho CERN từ thập niên 70, phát biểu.
Stephen Hawking được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Nhà vật lý 70 tuổi từng giữ vị trí giáo sư toán Lucasian tại Đại học Cambridge, Anh - chức danh mà Newton từng đảm nhiệm, trước khi nghỉ hưu năm ngoái.
Minh Long
--------------------------------------------------------------------------------------------------  
Thứ tư, 4/7/2012, 11:56 GMT+7

Vì sao con người truy lùng 'hạt của Chúa'?

Các chính phủ trên khắp thế giới đổ hàng chục tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong thập kỷ qua bởi nó có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng mà con người chưa thể giải thích.
Hàng tỷ USD đã được đổ vào các thử nghiệm trong máy gia tốc hạt lớn của CERN tại châu Âu. 

Hạt của Chúa có thể sắp được công bố


Vào một ngày đẹp trời, bạn bước lên bàn cân để kiểm tra khối lượng cơ thể. Kim của bàn cân nhích tới số 60. Con số đó chính là lực hấp dẫn mà trái đất tác động lên cơ thể bạn. Lúc ấy, rất có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: Tại sao mọi sự vật có khối lượng nhưng ánh sáng không có? Cái gì khiến cơ thể bạn có khối lượng?
AP cho biết, trong nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào giả thuyết về một loại hạt để giải thích khối lượng của mọi vật trong vũ trụ. Đó là hạt Higgs. Leon Lederman, một nhà nghiên cứu từng đoạt giải Nobel Vật lý, gọi hạt Higgs là "hạt của Chúa". Ngày nay "hạt của Chúa" là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến.
Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó là mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn – một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tuy là lý thuyết thành công, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.
Giới khoa học tin vào sự tồn tại của hạt Higgs trong hơn 4 thập kỷ qua, song họ chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về nó. Để tìm ra bằng chứng, người ta phải đập vỡ các hạt cơ bản (như proton) rồi tìm kiếm hạt Higgs trong đống mảnh vỡ ấy. Các hạt cơ bản chỉ vỡ nếu chúng va vào nhau với vận tốc cực lớn. Chỉ những cỗ máy gia tốc khổng lồ mới có khả năng tạo ra lượng năng lượng đủ lớn để gây va chạm mạnh giữa các hạt. Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ đã tạo ra những cỗ máy như vậy. Nhưng hạt Higgs chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn. Vì thế, để chứng minh sự tồn tại của chúng, các nhà vật lý chỉ có thể dựa vào những dấu vết mà chúng để lại sau mỗi vụ va chạm giữa các hạt cơ bản. Các nhà vật lý của CERN và Fermilab đã thực hiện hàng nghìn tỷ vụ va chạm giữa các hạt để thu thập dữ liệu trong hơn 10 năm qua.

Để tìm ra hạt Higgs, các nhà khoa học phải đập vỡ các hạt cơ bản bằng cách cho chúng lao vào nhau với tốc độ cực lớn. 

Nếu các nhà vật lý chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, họ cũng sẽ đập tan những luận điệu hoài nghi về sự tồn tại của vật chất tối - thứ có thể chiếm tới 3/4 thành phần vũ trụ. Nhưng hạt Higgs không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ xa xôi, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống trên địa cầu.
"Với hạt Higgs, loài người sẽ có thêm một nguồn năng lượng mới và dồi dào. Ngoài ra hạt Higgs còn có thể giúp con người tạo nên những thành tựu công nghệ đột phá trong giao thông và viễn thông", Michio Kaku, một nhà vật lý của Đại học City tại Mỹ, phát biểu.
Hôm qua giới truyền thông đưa tin CERN đã mời Peter Higgs và 4 nhà vật lý hàng đầu thế giới tham dự một cuộc họp của họ tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Động thái này khiến giới quan sát hy vọng CERN sẽ công bố bằng chứng xác thực về sự tồn tại của hạt Higgs.
Các nhà vật lý hạt luôn giữ thái độ vô cùng cẩn trọng đối với mọi phát hiện, mặc dù họ khẳng định xác suất nhầm lẫn về mặt số liệu chỉ là 1/1,7 triệu. Do quá trình tìm kiếm hạt Higgs diễn ra ở cả Mỹ và châu Âu nên xác suất này giảm xuống còn 1/16.000. Tuy nhiên, cách thức kết hợp dữ liệu của hai nhóm nghiên cứu đang là vấn đề mà dư luận quan tâm.
"Kết hợp dữ liệu từ hai thử nghiệm về hạt là công việc phức tạp. Đó là nguyên nhân khiến nó tiêu tốn nhiều thời gian và cũng là lý do khiến chúng tôi không công bố kết quả kết hợp dữ liệu của CERN và Fermilab hôm 4/7", James Gillies, người phát ngôn của CERN, tuyên bố.
Minh Long
--------------------------------------------------------------------------------------------------  
Thứ tư, 4/7/2012, 17:39 GMT+7

Công bố hạt có đặc điểm giống 'hạt của Chúa'

Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) hôm nay tuyên bố các nhà khoa học đã tìm thấy loại hạt mới có đặc tính giống hạt Higgs, thứ tạo ra khối lượng cho vật chất trong vũ trụ.
Hình minh họa hạt Higgs phân rã và tạo ra hai tia gamma trong máy gia tốc hạt lớn. 

Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"?


Trong hai hội nghị của các nhà vật lý diễn ra tại London và Geneva hôm nay, CERN tuyên bố các nhà vật lý của họ đã phát hiện một loại hạt mới trong hai thử nghiệm gần đây trong máy gia tốc hạt lớn, BBC đưa tin.
"Tôi xác nhận một loại hạt nguyên tử với các đặc tính giống giả thuyết về hạt Higgs đã được phát hiện", ông John Womsersley, giám đốc điều hành Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh, phát biểu trong hội nghị tại London.
Nhóm nghiên cứu của CERN khẳng định xác suất nhầm lẫn trong kết quả của họ chỉ là 1/2 triệu.
"Đây mới chỉ là kết quả ban đầu, song mức độ đáng tin cậy của nó rất cao. Chúng tôi nghĩ hạt mà chúng tôi tìm thấy là loại hạt mà con người chưa từng biết", Joe Incandela, người phát ngôn của các nhà vật lý thuộc CERN, nói trước khán giả trong hội nghị tại Geneva.
Khối lượng của loại hạt mới lớn hơn 133 lần so với hạt proton trong nguyên tử.
Giới phân tích nhận định các nhà vật lý sẽ phải làm nhiều việc để chứng minh hạt mới chính là hạt Higgs - mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn.
Tuy là một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.
Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Từ đó tới nay các chính phủ đã đầu tư hàng tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs. Nếu giới vật lý có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs thì phát hiện này sẽ là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong vòng 100 năm.
Minh Long


--------------------------------------------------------------------------------------------------

'Hạt của Chúa' có thể được công bố vào ngày mai

Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) mời 5 nhà vật lý hàng đầu thế giới tới một sự kiện của họ vào ngày mai, động thái khiến giới phân tích đoán rằng phát hiện về "hạt của Chúa" sắp được công bố.
> Máy gia tốc hạt ngừng chạy vì thiếu tiền


Mô phỏng vụ nổ khai sinh vũ trụ


Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) tại Mỹ thông báo rằng họ đã tìm ra những bằng chứng cuối cùng về sự tồn tại của hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", sau khi phân tích dữ liệu từ hàng nghìn tỷ vụ va chạm hạt trong Tevatron - một máy gia tốc hạt có công suất lớn của Fermilab, BBC đưa tin.
Các nhà vật lý của CERN cũng đang sử dụng máy gia tốc hạt lớn - cỗ máy đồ sộ và phức tạp nhất hành tinh - để tìm kiếm hạt Higgs. Vì thế ban lãnh đạo của CERN muốn các nhà vật lý của họ thảo luận với các đồng nghiệp từ Fermilab để thống nhất mức độ đáng tin cậy trong dữ liệu của hai bên. Một số nhà vật lý tin rằng mức độ chính xác trong dữ liệu của Fermilab lên tới 99.99995%.
"Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy sự tồn tại của hạt Higgs, song chúng tôi cần kết quả từ các thực nghiệm trong Máy gia tốc hạt lớn tại châu Âu để kiểm chứng dữ liệu", Rob Roser, người phát ngôn của Fermilab, phát biểu.
Stefan Soldner-Rembold, giáo sư vật lý hạt của Đại học Manchester tại Anh, cho rằng bằng chứng về sự tồn tại của hạt Higgs đã đủ lớn.
"Mọi thứ chỉ ra rằng hạt Higgs hiện diện trong vũ trụ", ông nói.
Peter Higgs, giáo sư vật lý danh dự của Đại học Edinburgh tại Anh và là người đề ra học thuyết về "hạt của Chúa", cùng 4 nhà vật lý lỗi lạc khác được CERN mời tới một sự kiện vào ngày 4/7, Sunday Times cho hay.
Nhà vật lý Tom Kibble, giáo sư danh dự của Đại học Thực nghiệm London, cũng được mời, song ông không thể tham dự.
"Chắc CERN sắp công bố thông tin tích cực nào đó nên họ cần sự hiện diện của chúng tôi", Kibble dự đoán.
Nếu giới vật lý có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs - mảnh ghép cuối cùng trong mô hình chuẩn của vật lý hạt - thì phát hiện này sẽ là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong vòng 100 năm.
Giới khoa học tin rằng hạt Higgs giúp mọi loại hạt khác có khối lượng. Nếu các hạt không có khối lượng, chúng sẽ bay trong vũ trụ với vận tốc tương đương ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên hành tinh, ngôi sao, thiên hà và các dạng vật chất khác.
Mặc dù vậy, từ trước tới nay con người chưa bao giờ phát hiện hạt Higgs bằng thực nghiệm.
Minh Long

 Nguồn :  http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/07/hat-cua-chua-co-the-duoc-cong-bo-vao-ngay-mai/


--------------------------------------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------------------------------------------------------

New particle 'consistent with Higgs boson'


Physicists on Wednesday said they had found a new sub-atomic particle consistent with the Higgs boson, which is believed to confer mass.

The particle is "consistent with (the) long-sought Higgs boson," CERN said in a statement, adding that further data was needed to identify the find.

Scientists have wrestled with the elusive particle for nearly half a century.

"We have reached a milestone in our understanding of nature," said CERN Director General Rolf Heuer.

"The discovery of a particle consistent with the Higgs boson opens the way to more detailed studies, requiring larger statistics, which will pin down the new particle's properties, and is likely to shed light on other mysteries of our Universe."

Finding the Higgs would validate the Standard Model, a theory which identifies the building blocks for matter and the particles that convey fundamental forces.

It is a hugely successful theory but has several gaps, the biggest of which is why some particles have mass and others do not.

Mooted by British physicist Peter Higgs in 1964, the boson is believed to exist in a treacly, invisible, ubiquitous field created by the Big Bang some 13.7 billion years ago.

When some particles encounter the Higgs, they slow down and acquire mass, according to theory. Others, such as particles of light, encounter no obstacle.


This graphic shows traces of colliding particles measured with the Compact Muon Solenoid experiment at the European Organization for Nuclear Research (CERN). A nearly 50-year bid to explain a riddle of fundamental matter faces a key moment on Wednesday when physicists unveil fresh data in their search for a particle called the Higgs boson. (AFP Photo/Fabrice Coffrini)


Image provided by the European Organization for Nuclear Research (CERN) shows a large dipole magnet being installed into the Large Hadron Collider (LHC) in Geneva in 2007. Smashups generated at the LHC briefly generate temperatures 100,000 times hotter than the Sun. (AFP Photo/Cern)

Source :  http://news.yahoo.com/crunch-time-looms-quest-god-particle-034321777.html



***********************************************


Các nhà vật lý hôm thứ Tư cho biết họ đã tìm thấy một hạt hạ nguyên tử mới phù hợp với boson Higgs, là hạt được cho là chuyển giao khối lượng .
Hạt này "phù hợp với  boson Higgs đã được truy tìm từ rất lâu  ," CERN cho biết trong một tuyên bố, đồng thời bổ sung thêm rằng những dữ liệu là cần thiết để xác định việc tìm thấy boson này .

Gần nửa thế kỷ qua , các nhà khoa học đã lao vào việc truy tìm các hạt khó xác định này  . Tổng giám đốc CERN Rolf Heuer cho biết  , "Chúng tôi đã đạt đến một mốc quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên " .
"Việc phát hiện ra một hạt phù hợp với các boson Higgs sẽ mở ra con đường để nghiên cứu chi tiết hơn, đòi hỏi phải lớn hơn số liệu thống kê, sẽ xác định tính chất các hạt mới, và có khả năng làm sáng tỏ bí ẩn khác của vũ trụ của chúng ta."

Việc tìm thấy hạt Higgs sẽ xác nhận Mô hình Chuẩn, một lý thuyết trong đó xác định được các khối vật chất và các hạt truyền lực cơ bản.  Nó là một lý thuyết cực kỳ thành công nhưng có vài khiếm khuyết , điểm lớn nhất trong số đó là lý do tại sao một số hạt có khối lượng và những hạt khác thì không.

Được thảo luận bởi nhà vật lý người Anh Peter Higgs trong năm 1964, boson được cho là tồn tại trong một trường vô hình trù mật phổ biến, được tạo ra bởi vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm. 
Theo lý thuyết khi một số hạt gặp Higgs, chúng trôi chậm lại và đạt được khối lượng . Những hạt khác, chẳng hạn như các hạt ánh sáng, lại không gặp những cản trở đó.


Hình chụp này cho thấy dấu vết đồ họa của các hạt va chạm được đo bằng các thí nghiệm Compact Muon Solenoid tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN). Công trình này mất 50 năm để giải thích một bí ẩn của vật chất  bản phải đối mặt với một thời điểm then chốt hôm thứ Tư khi các nhà vật lý công bố dữ liệu mới trong tìm kiếm của họ cho một hạt gọi là boson Higgs(AFP Photo / Fabrice Coffrini)


Hình ảnh được cung cấp bởi Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) cho thấy một nam châm lưỡng cực được cài đặt vào Large Hadron Collider (LHC) tại Geneva trong năm 2007Smashups tạo ra  LHC một thời gian ngắn tạo ra nhiệt độ nóng hơn 100.000 lần Mặt Trời. (AFP Photo / Cern)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét