Anna Karenina *`\./*
Lev TOLSTOY .
http://vi.wikipedia.org/wiki/Anna_Karenina
Anna Karenina (tiếng Nga: Анна Каренина) là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Ruskii Vestnik (tiếng Nga: Русский Вестник, "Người đưa tin") từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.
Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết lãng mạn. Nhân vật chính trong truyện Anna Karenina được Tolstoy sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Pushkin[1]. Sau khi gặp cô ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolstoy nảy ra ý định viết Anna Karenina .
Theo một cuộc thăm dò gần đây, dựa trên ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, tiểu thuyết Anna Karenina là tác phẩm có số phiếu bầu cao nhất trong danh sách 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại[2] .
Cảm hứng sáng tác .
Bốn năm sau khi viết xong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, khoảng ngày 19 tháng 03 năm 1873 Tolstoy bắt đầu viết Anna Karenina. Sau khi hoàn thành, cuốn tiểu thuyết này đã đưa nhà văn lên một địa vị mới trên văn đàn văn học Nga và thế giới. Anna Karenina lập tức được xem là một trong trong những quyển tiểu thuyết hay nhất của nền văn học nhân loại.
Cảm hứng sáng tác Anna Karenina được vợ nhà văn kể lại như sau: "Tối qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu, nhưng bị sa ngã. Anh ấy nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là phải làm sao cho mọi người thấy người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế, thì tất cả những nhân vật, những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy"
Cốt truyện
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Gia đình người anh trai của Anna có sự bất hòa và Anna - vợ của một quan chức cao cấp của triều đình ở Sankt-Peterburg, đã đi tàu đến Moskva để giúp anh trai và chị dâu hòa giải. Nàng đi cùng toa với bá tước phu nhân Vroskaya. Đến Moskva, anh trai của Anna đón ở ga và con trai của bá tước phu nhân là Alexei Vronsky cũng ra đón mẹ. Lúc này, mọi người chưa kịp xuống tàu thì xảy một tai nạn khủng khiếp: một người công nhân bị tàu cán chết. Sự kiện này làm mọi người hết sức kinh hoàng.
Cùng thời gian này, Levin, một điền chủ hầu như quanh năm chỉ sống ở nông thôn, cũng đến Moskva với mục đích cầu hôn với cô con gái út của gia đình Cherbatsky là Kitty - người mà đã để ý và có tình cảm từ lâu. Kitty mới 18 tuổi vừa bắt đầu gia nhập cuộc sống giao tế của giới thượng lưu và được nhiều người để mắt đến trong đó có Vronsky. Chàng là người tuấn tú, giàu có, quý phái và có tương lai xán lạn ở triều đình và trong quân đội. Nên mặc dù Kitty cảm thấy mình quý mến và tin cậy Levin, song tâm hồn của cô gái trẻ này lại hướng về Vronsky nhiều hơn, nên nàng đã từ chối lời cầu hôn của Levin.
Anna nhanh chóng giải quyết mối mâu thuẫn cho vợ chồng người anh. Vẻ xinh đẹp và khả ái của Anna đã hấp dẫn mọi người xung quanh kể cả Kitty (em gái của Dolly - chị dâu của Anna). Trong buổi khiêu vũ tổ chức tại nhà người quen ít lâu sau, cả Kitty và Anna đều đến. Kitty hạnh phúc và mong chờ được nhảy cùng Vronsky, nhưng khi nàng thấy vẻ mặt của Vronsky khi nhảy cùng Anna, nàng bất ngờ nhận ra rằng Vronsky đã say mê Anna, điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ.
Anna đón nhận tình cảm của Vronsky và xao xuyến vì tình cảm đó nên nàng cảm thấy có lỗi. Nàng đã vội vã rời Moskva nhưng trên chuyến tàu trở về Sankt-Peterburg. Vronsky đã đi theo "để có mặt nơi nào nàng có".
Chồng của Anna là Alexei Karenin, lớn hơn nàng nhiều tuổi, là một con người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt. Anna lấy Karenin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị. Vì vậy, sau bao năm chung sống với chồng, nàng không hề có tình yêu với một con người như thế nên nàng đã dồn mọi tình cảm cho đứa con trai. Sự xuất hiện của Vronsky cùng với tình cảm nồng nhiệt của chàng đã đánh thức những khát khao yêu đương trong Anna. Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối cùng nàng không kháng cự nổi và đã lao vào cuộc tình với Vrosky. Cuộc tình vụng trộm đó không giấu được lâu nhưng thật bất ngờ chồng Anna biết nhưng không ghen tuông mà còn lo lắng cho danh dự và tiếng tăm của ông ta lẫn Anna. Nàng có thai với Vronsky và suýt chết trong khi sinh nở. Karenin đã cao thượng tha thứ cho nàng, chăm sóc nàng cùng đứa bé gái mới sinh khiến Anna cảm động ăn năn và Vronsky thì thấy nhục nhã định tự tử nhưng không chết. Tuy nhiên, sự cao thượng của Karenin chỉ tách Anna ra khỏi Vronsky trong thời gian ngắn mà không dập tắt nổi ngọn lửa tình yêu giữa hai người. Nó tạm lắng xuống rồi lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ. Họ không thể sống thiếu nhau, Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu quý, để cùng Vronsky và đứa con gái nhỏ ra nước ngoài.
Levin sau khi bị Kitty từ chối "lời cầu hôn" liền rời Moskva quay trở về với nông thôn. Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang và tìm thấy sự an ủi trong công việc, trong sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những người lao động. Chàng biết được việc của Kitty (sau khi bị Vronsky từ chối nàng đã rất đau khổ và bệnh nặng) phải ra nước ngoài dưỡng bệnh. Một lần tình cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty chạy qua (nàng đang trên đường từ nước ngoài trở về). Chàng chợt nhận ra rằng tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định đi Moskva để cầu hôn lần nữa. Lần này, chàng đã thành công. Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, Levin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitty lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Levin nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Giữa hai vợ chồng cũng xảy những cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho nhỏ, song cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc.
Trong khi đó hạnh phúc của Anna và Vronsky thật không dễ dàng, nó phải đổi bằng những hy sinh: Vronsky phải từ bỏ con đường danh vọng, Anna phải rời xa đứa con trai (mà nàng rất yêu quý và luôn nhớ thương con - nỗi nhớ ấy luôn ám ảnh và dằn vặt nàng) và chịu những lời chê trách gièm pha. Họ cũng không thể sống mãi ở nước ngoài nên một thời gian sau họ trở về Nga. Vronsky dù yêu Anna, song cũng đã mệt mỏi vì cuộc sống không chính thức của hai người, trong khi đó Anna vẫn không giải quyết được việc ly hôn với chồng vì vướng bận chuyện con trai. Karenin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vronsky. Những khó khăn đó cộng với sức ép của dư luận, của những người quen thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm giữa hai người càng lúc càng trở nên căng thẳng: Vronsky bực bội, mệt mỏi, còn Anna thì đau khổ ghen tuông, nghi ngờ về tình yêu của chàng dành cho mình. Một lần sau trận cãi cọ, Vronsky bỏ về nhà mẹ. Anna đau khổ với những ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng. Nàng định đi tìm chàng, nhưng lúc đến nhà ga, Anna chợt nhớ đến cái chết của người công nhân xe lửa và nàng đã quyết định giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa.
Sau khi Anna chết, Vronsky vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào quân đội tình nguyện giúp người Serbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Levin và Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh ở nông thôn và sinh được một cậu con trai.
Hết phần cho biết trước nội dung.
Nhân vật chính .
Anna Arkadyevna Karenina – em gái Stepan Oblonsky, vợ Karenin và người tình của Vronsky
Bá tước Alexei Kirillovich Vronsky – người tình của Anna
Công tước Stepan Arkadyevitch Oblonsky ("Stiva") – anh trai Anna.
Nữ công tước Darya Alexandrovna Oblonskaya ("Dolly") – vợ Stepan
Alexei Alexandrovich Karenin – một viên chức cao cấp và chồng của Anna, hơn nàng 20 tuổi.
Konstantin Dmitrievitch Levin ("Kostya") – theo đuổi Kitty và sau này cưới nàng.
Nikolai Levin – anh trai Konstantin
Quận chúa Ekaterina Alexandrovna Shcherbatskaya ("Kitty") – em gái Dolly và sau này là vợ Levin
Quận chúa Elizaveta ("Betsy") – bạn của Anna, chị họ Vronsky
Nữ bá tước Lidia Ivanovna – Đứng đầu nhóm quý tộc gồm cả Karenin, đối nghịch với nhóm quận chúa Betsy. Bà tìm thú vui trong tâm linh huyền bí.
Bá tước phu nhân Vronskaya – mẫu thân của Vronsky
Sergei Alexeyitch Karenin ("Seryozha") – con trai Anna và Karenin
Anna ("Annie") – con gái Anna và Vronsky
Varenka – một phụ nữ trẻ, xinh đẹp nhưng khô khốc, bạn của Kitty trong thời gian dưỡng bệnh.
Kết cấu tác phẩm .
Khi vừa mới ra đời thì nhiều người rằng cuốn tiểu thuyết này là sự kết hợp của hai tiểu thuyết: Karenia và Levin được đặt bên nhau một cách khéo léo tài tình mà không có kết cấu chung. Ngược lại, Tolstoy khẳng định: "Tôi tự hào bởi kiến trúc của nó là những khung cửa tò vò được nối liền với nhau đến mức không thể nhận ra ổ khóa ở đâu"[3]. Và theo ông thì cấu trúc của tác phẩm được tạo nên không phải dựa vào cốt truyện và cũng không phải dựa vào mối quan hệ quen biết giữa các nhân vật mà dựa vào mối quan hệ bên trong.
Còn các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiểu thuyết Anna Karenina không có kết cấu song song, mà tiểu thuyết này có kết cấu đan chéo, quyện chặt vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
Chuyển thể .
Vở opera chuyển thể từ Anna Karenina được viết bởi Sassano (1905), Leoš Janáček (1907), Granelli (1912), E. Malherbe (1914), Jeno Hubay (1915), Robbiani (1924), Goldbach (1930), and David Carlson (2007).
Love, một phim câm năm 1927 mở rộng từ tiểu thuyết. Vai chính Greta Garbo và John Gilbert. [1]
Anna Karenina, bộ phim năm 1935 gây nhiều tranh cãi, đạo diễn Clarence Brown. Vai chính Greta Garbo, Fredric March, và Maureen O'Sullivan. [2]
Anna Karenina, phim năm 1948 đạo diễn Julien Duvivier với Vivien Leigh, Ralph Richardson và Kieron Moore. [3]
Anna Karenina, phim Liên Xô 1953 của đạo diễn Tatyana Lukashevich với Anna Karenina - Alla Tarasova
"Nahr al-Hob" (Hay River of Love; 1960; một bộ phim Ai Cập vai chính Omar Sharif và Faten Hamama
Anna Karenina, bộ phim Nga 1967 đạo diễn Aleksandr Zarkhi vai chính Tatyana Samojlova, Nikolai Gritsenko và Vasili Lanovoy. [4]
Anna Karenina (1968) vở ballet viết bởi Rodion Shchedrin
Anna Karenina, bản phim truyền hình 1977. Sản xuất bởi BBC đạo diễn Basil Coleman và vai chính Nicola Pagett, Eric Porter và Stuart Wilson. [5]
Anna Karenina, phim 1985 đạo diễn Simon Langton vai chính Jacqueline Bisset, Paul Scofield và Christopher Reeve. [6]
Anna Karenina, phim năm 1997 Anh - Mỹ đạo diễn Bernard Rose và Sophie Marceau vai Anna Karenina. [7]
Anna Karenina, bản phim truyền hình năm 2000 đạo diễn David Blair vai chính Helen McCrory, Stephen Dillane và Kevin McKidd. [8]
Anna Karenina vở ballet năm 2005 với âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky.
Anna Karenina năm 2007 (mini-series) của đạo diễn Sergei Solovyov với Anna Karenina - Tatiana Drubich.
Phim điện ảnh Anh, Pháp do Joe Wright đạo diễn, Keira Knightley đóng vai chính, ngoài ra có sự tham gia của Kelly Macdonald, Jude Law, Aaron Johnson, Matthew Macfadyen, Emily Watson, Olivia Williams, Michelle Dockery, Ruth Wilson, công chiếu lần đầu tại Ireland 7 tháng Chín 2012.
Chú thích
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
Anna Karenina
1 a b Anna Karenina trên search.com
2 The 10 Greatest Books of All Time in Time.com (Lev Grossman)
3 Lời đề tựa trong tác phẩm
ĐỌC TRỰC TUYẾN .
Xem phim Anna Karenina trên Clip.vn
Tập 1 .
Tập 2 .
Tập 3 .
Tập 4 .
Vài hình ảnh trong phim
Nguồn tham khảo : http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?333588-Anna-Karenina-Lev-Tolstoy
Xem phim bản tiếng Nga .
TẬP 1 .
http://www.youtube.com/watch?v=Y5YutODgC0k&wide=1
ANNA KARENINA 1. |
TẬP 2 .
http://www.youtube.com/watch?v=x5QdY1HWok0&wide=1
ANNA KARENINA 2 . |
,,.Tuệ nhiên thi ./:.
Xin khoảnh khắc bao dung
Được ngồi bên cạnh Người
Lặng yên và thư thái
Tôi hát tạ dâng đời .
Bài hát chưa cất lên
Vì lời thơ bỏ ngỏ
Tôi chưa thấy được Người
Trong ước ao gặp gỡ .
Xin mặt trời rực rỡ
Ngày chiếu sáng trên tôi
Để khi tuyệt vọng rồi
Vẫn thấy đời đáng sống .
Bóng đêm về bất động
Khẽ hơi thở tuệ nhiên
Xin ánh trăng trong sáng
Hòa ca những muộn phiền
Nguồn tình yêu mênh mông
Như núi cao sông rộng
Tôi dạo bước cô đơn
Gót thiên đường mơ mộng .
Trong bi hài tĩnh động
Những giây phút quạnh hiu
Thấy nơi Người hy vọng
Và đời có tình yêu .
Đêm nghĩ về tình yêu .
Trần hồng Cơ
12/08/2013
Bí mật của sự ban cho .
Ban cho có phước hơn nhận lãnh .
BÍ MẬT
Khi lòng ta bão tố ,
cơn gió nhạc thổi qua ,
mây tan và mưa tạnh ,
để ánh sáng chan hòa .
Cuộc đời mênh mông lạ ,
mất đi rồi có ngay ,
những thứ còn trong tay ,
lại trao cho người khác .
Nụ cười và nước mắt ,
cứ thế mãi ngập tràn ,
chẳng có gì mất mát ,
trong vạn nẻo thế gian
...
Làm sao ta nói được
những nỗi lòng thở than
với trái tim nhỏ bé
và nước mắt tuôn tràn ?
Trong niềm vui trần thế
khúc tụng ca dịu dàng
vang lên trong thinh lặng
sải cánh rộng thênh thang
Tâm hồn ta bay mãi
Phải rồi ! ta bay mãi
Mơ đến đỉnh vinh quang
Phải rồi ! ta bay mãi
Mơ đến đỉnh vinh quang
Vươn đến đỉnh vinh quang.
Khi nghe Secret Garden và những giai điệu đẹp .
Thân tặng Th.M.H .
Trần hồng Cơ
Ngày 20/10/12
UYÊN ƯƠNG GẪY CÁNH -
KAHLIL GIBRAN \*`./*
KAHLIL GIBRAN \*`./*
Nguồn : http://features.cgsociety.org/newgallerycrits/ |
Kahlil Gibran
Tặng người nhìn thẳng mặt trời với đôi mắt ngây dại, nắm bắt lửa với những ngón tay không chút run rẩy và nghe giai điệu tinh thần của Vĩnh cửu đằng sau tiếng la hét chát chúa của người mù. Tôi tặng M.E.H cuốn sách này.
Gibran
Lời mở đầu
Tôi được tình yêu mở mắt năm mười tám tuổi với những tia sáng kỳ diệu của nó, và tinh thần tôi được nó chạm tới lần dầu tiên bằng những ngón tay nồng nàn. Selma Karamy là người nữ đầu tiên đánh thức tinh thần tôi bằng vẻ đẹp của nàng và dẫn tôi vào khu vườn thương cảm cao ngất nơi ngày ngày đi qua như những giấc mộng và đêm đêm như những tối tân hôn.
Selma là người dạy tôi thờ phượng cái đẹp bằng gương mẫu của nhan sắc nàng và vén lộ cho tôi bí mật tình yêu bằng lòng thương cảm của nàng. Nàng là người đầu tiên hát cho tôi nghe những bài thơ của cuộc đời chân chính.
Người tuổi trẻ nào khi nhớ lại mối tình đầu của mình và ra sức nắm bắt trở lại giờ khắc lạ thường ấy thì hồi ức đó làm thay đổi cảm xúc sâu xa nhất của y khiến y cảm thấy quá đổi hạnh phúc, bất chấp mọi đắng cay trong bí nhiệm của nó.
Cuộc đời người tuổi trẻ nào cũng có một "Selma", kẻ hốt nhiên xuất hiện với y giữa mùa xuân cuộc đời, chuyển biến nỗi cô đơn của y thành những khoảnh khắc hạnh phúc và làm những đêm dài tịch mịch của y chan chứa âm nhạc.
Thuở đó, trong khi tôi đang mê mải với ý nghĩ và miệt mài với trầm tư, tìm cách thấu hiểu ý nghĩa của thiên nhiên cùng sự mặc khải của sách vở và sách thánh thì nghe tiếng TÌNH YÊU thầm thì bên tai qua đôi môi của Selma. Cuộc sống của tôi là một cơn hôn mê trống rỗng, như cuộc sống của A-đam trong vườn Địa đàng, và rồi tôi bỗng thấy Selma đứng ngay trước mặt mình như một cột ánh sáng. Nàng là Eva của trái tim tôi, một Eva làm cho tâm hồn tôi tràn ngập những bí ẩn cùng những kỳ diệu và làm cho tinh thần tôi thấu hiểu ý nghĩa của cuộc đời.
Nàng Eva đầu tiên của loài người dẫn A-đam ra khỏi vườn Địa đàng bằng ý muốn của chính nàng, ngược lại Selma, nàng Eva của tôi, khiến cho tôi tự nguyện đi vào vườn địa đàng tình yêu thuần khiết và đức hạnh bằng sự dịu ngọt và tình yêu của nàng. Tuy thế, điều xảy ra cho người đàn ông đầu tiên cũng đã xảy ra cho tôi, và thanh gươm sáng loé xua đuổi A-đam ra khỏi vườn Địa đàng cũng giống với cái đã làm tôi kinh hãi các cạnh sắc lấp lánh của nó và bức bách tôi phải ra khỏi vườn địa đàng tình yêu cho dẫu tôi không bất tuân mệnh lệnh nào và không nếm vị trái cấm nào.
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi chẳng còn lại gì của giấc mộng tuyệt diệu ấy ngoài những hồi ức đau đớn dồn dập như những chiếc cánh vô hình đang vỗ chung quanh mình, làm mọi chốn sâu thẳm trong tâm hồn tôi tràn ngập khổ não và mang nước mắt đến trên đôi mắt tôi. Selma xinh đẹp, người tôi thương yêu, đã chết mà không để lại gì cho tôi tưởng niệm ngoài con tim tan vỡ của tôi và nấm mồ của nàng với những cây bách bao quanh. Nấm mồ ấy và con tim này là tất cả những gì lưu lại để làm chứng về Selma.
Không khí tịch lặng canh gác nấm mồ không vén lộ bí mật của Thượng đế trong chốn áo quan mịt mùng, và âm thanh sột soạt của những cành cây mà rễ chúng hút các thành tố của hình hài ấy không kể cho nghe những bí ẩn của huyệt mộ; chỉ có tiếng thở dài áo nảo của con tim tôi báo cho người đang sống biết một thảm kịch thể hiện tình yêu, cái đẹp và sự chết.
Hỡi các bằng hữu thời thanh xuân của tôi, những kẻ giờ đây người một nơi trong thành phố Beirut, mỗi khi các bạn đi ngang nghĩa trang gần rừng thông đó, xin hãy thinh lặng ghé vào và đi chầm chậm để tiếng chân bước không làm rộn giấc ngủ của người đã qua đời. Và xin khiêm tốn dừng lại bên mồ của Selma, nghiêng mình chào mặt đất đang khép kín hình hài nàng, và hãy nhắc đến tên tôi với tiếng thở rất dài rồi nói với mình rằng:
"Đây là nơi chôn cất mọi hi vọng của Gibran, kẻ đang sống như người tù ở chốn bên kia biển. Tại nơi này, hắn đã đánh mất hạnh phúc, khô cạn nước mắt và quên hết nụ cười."
Bên nấm mồ ấy, khổ não của Gibran cùng lớn lên theo với các cây bách. Trên nấm mồ ấy, tinh thần của Gibran hằng đêm lung linh tưởng nhớ Selma, đau đớn hiệp cùng cành bách cất tiếng than khóc thương tiếc sự ra đi của Selma, kẻ hôm qua là giai điệu tuyệt trần trên đôi môi cuộc đời và hôm nay là niềm bí mật thinh lặng trong lòng đất.
Hỡi các bằng hữu thời thanh xuân của tôi! Nhân danh những trinh nữ được con tim các bạn yêu thương, tôi thỉnh cầu các bạn hãy đặt vòng hoa lên nấm mồ hoang lạnh của người tôi yêu thương. Vòng hoa ấy của các bạn sẽ như hạt sương đang rơi từ những con mắt rạng đông trên các cánh hồng đang héo úa.
Nguồn : http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=8215
--------------------------------------------------------------------------------------------
điểm sách | |
Bộ sách phi thường | |
Những ai yêu thích sách minh triết thì 20 cuốn sách mỏng (gồm 25 quyển), có thể nói là “tổng tập” đời người của thi sĩ - nhà đạo học lừng danh Kahlil Gibran (1883-1931) vừa được Công ty sách Thời Đại và NXB Văn học xuất bản quý 1/2012 là chọn lựa không thể bỏ qua.
Sách Kahlil Gibran) Bộ sách 20 cuốn của Kahlil Gibran
Cùng với Jiddu Krishnamurti, Osho… Kahlil Gibran là một trong số ít thi sĩ có ảnh hưởng tâm linh phổ quát trên toàn thế giới vào thế kỷ 20 và còn kéo dài đến tận hôm nay. Sách của ông được chuyển dịch ra hàng trăm ngôn ngữ, luôn tạo được niềm hân hoan cho độc giả, bởi nó giúp họ tìm được các giá trị đích thực về thân thể và nội tâm của mình. Trước 1975, tại Việt Nam đã giới thiệu khoảng 10 tác phẩm của thi sĩ này, trong đó nổi tiếng nhất là Mật khải, Uyên ương gãy cánh, Lời thiêng… - những sách gối đầu giường của vài thế hệ. Chính vì vậy, việc Công ty sách Thời Đại và dịch giả Nguyễn Ước cùng lúc cho xuất bản 20 cuốn, trong đó có khoảng 10 quyển được dịch lại, là một nỗ lực đáng ghi nhận và có thể xem là một dấu ấn về xuất bản hiện nay.
L.Đ.
(vanchuongviet.org 27.3.02)
*
Bộ sách Kahlil Gibran vừa được phát hành vào dịp Hội chợ sách tháng 3 năm 2012 tại Sàigòn.
*
Bộ sách Kahlil Gibran
Do Nguyễn Ước biên dịch
Gồm 25 cuốn, in thành 20 tập:
1. Bí ẩn trái tim
2. Chuyện người phiêu lãng & Cát biển và bọt sóng
3. Định mệnh thi sĩ & Đám rước
4. Đôi cánh tư tưởng
5. Giêsu Con của Con người
6. Giọt lệ và nụ cười
7. Gương soi linh hồn
8. Hoài vọng phương Đông
9. Mật khải
10. Mây trên đỉnh núi & Kẻ mộng du
11. Ngôn sứ (Kẻ tiên tri)
12. Nhã ca tình yêu
13. Sương bụi phù hoa
14. Tâm linh toàn mãn
15. Tiếng nói bậc tôn sư
16. Tiếng vô thanh & Người tình vĩnh cửu
17. Tình yêu tận hiến
18. Trầm tưởng
19. Uyên ương gãy cánh
20. Vườn ngôn sứ & Thần linh trần thế
Bộ sách trên gồm gần như toàn bộ tác phẩm của Kahlil Gibran; một số do chính Gibran viết bằng tiếng Anh; một số do các dịch giả chuyển ngữ từ tiếng A Rập sang tiếng Anh hay tiếng Pháp; một số do các học giả hợp tuyển, nên có nhiều bài trùng nhau. Tựa đề Anh ngữ của mỗi cuốn có ghi trong lời Dẫn nhập bản tiếng Việt, và có thể tìm đọc nguyên bản tiếng Anh được phổ biến miễn phí trên internet. Riêng ba cuốn (3) Định mệnh thi sĩ, (12) Nhã ca tình yêu và (14) Tâm linh toàn mãn do tự chúng tôi hợp tuyển.
Ngoài ra, chúng tôi chủ tâm bỏ qua cuốn Thơ xuôi (Prose Poems, 1932) do Andrew Ghareed dịch với sự hợp tác và Lời nói đầu của Barbara Young (được xuất bản sau khi Gibran qua đời), vì khi còn sống, Kahlil Gibran tỏ ra không thích các bản dịch ấy. Hầu hết các bài trong Thơ xuôi xuất hiện đầy đủ và rải rác trong những cuốn khác nhưng với bản chuyển ngữ của Anthony R. Ferris và đều được chúng tôi dịch ra Việt ngữ. Chúng tôi gom vài bài còn lại và những văn thi phẩm rời mà chúng tôi sưu tầm được, vào phần đính kèm của cuốn (17) Sương bụi phù hoa, dịch ý theo nhan đề gốc của bản A Râp: Ara'is al-Muruj. Nhan đề trong tiếng Anh có nghĩa là Các nữ thần thung lũng (Nymphs of the Valley); cũng có người dịch là Các cô dâu nơi đồng cỏ (Brides of the Prairie).
Do bởi ngày nay, tác phẩm của Gibran không đặt thành vấn đề tác quyền nên có nhiều người sưu tập chúng và hợp tuyển thành nhiều nhan đề sách khác nhau tùy dự án của mỗi người. Chúng tôi cũng không dịch các cuốn đó vì trùng lặp nội dung, kể cả cuốn The Tempests (Cơn bão, 1920).
N.Ư.
|
Nguồn :
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18632
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu sử của Khalil Gibran .
http://en.wikipedia.org/wiki/Kahlil_Gibran |
Gibran's home in Bsharri . http://en.wikipedia.org/wiki/Kahlil_Gibran |
Thời thơ ấu tại Lebanon .
Gibran sinh ra trong một gia đình Công Giáo Maronite ở thị trấn lịch sử Bsharri ở miền bắc Lebanon . Kamila mẹ ông , là con gái của một linh mục , sinh Gibran năm bà vừa được ba mươi tuổi , cha của ông Khalil là người chồng thứ ba của bà . Như kết quả của bi kịch nghèo đói trong gia đình , Gibran không nhận được học vấn chính thức trong tuổi trẻ của mình . Tuy nhiên , các linh mục vẫn đến thăm ông thường xuyên và dạy ông về Kinh Thánh , cũng như các ngôn ngữ tiếng Ả Rập và Syria . Cha Gibran ban đầu làm việc trong một viện bào chế thuốc nhưng với các khoản nợ cờ bạc chồng chất không thể trả nổi , cuối cùng ông đến làm việc cho viên chánh quản trị Ottoman được chỉ định ở địa phương .
Khoảng năm 1891, do việc khiếu nại của các đối tượng quá tức giận về chính sách quản lý dẫn đến việc viên chánh quản trị bị cách chức và các nhân viên của ông bị bắt và điều tra . Cha của Gibran sau đó đã bị bỏ tù vì tội tham ô, và tài sản của gia đình bị chính quyền tịch thu . Kamila Gibran quyết định đi theo anh trai của bà đến Hoa Kỳ. Mặc dù cha Gibran đã được phóng thích vào năm 1894 , Kamila vẫn cương quyết rời quê nhà đến sống tại New York vào ngày 25 Tháng Sáu năm 1895 , bà mang theo con trai Kahlil , hai con gái là Mariana và Sultana , và cả con trai cùng mẹ khác cha với Gibran - anh trai Peter ( / Bhutros / Butrus ) .
Cuộc sống tại Hoa Kỳ .
Gia đình Gibran định cư ở Boston South End , vào thời điểm cộng đồng Syria / Lebanon - Mỹ phát triển và lớn thứ hai tại Hoa Kỳ. Do một sai lầm khi đăng ký ở trường, ông đã có tên là Kahlil Gibran .
Mẹ của ông bắt đầu làm việc như một người bán rong hàng may mặc , bán ren và khăn mà bà nhận làm từ những người đặt hàng . Gibran bắt đầu đi học vào ngày 30 Tháng Chín năm 1895 . Viên chức nhà trường xếp cậu vào một lớp học đặc biệt dành cho người nhập cư học tiếng Anh . Gibran cũng ghi danh vào một trường nghệ thuật gần nhà Thông qua giáo viên giảng dạy ở đó , ông được giới thiệu với giới nghệ sĩ tiên phong Boston , các nhiếp ảnh gia , và nhà xuất bản Fred Holland Day , là những người khuyến khích và hỗ trợ Gibran trong nỗ lực sáng tạo của ông sau này . Một nhà xuất bản cũng đã sử dụng một số bản vẽ của Gibran cho bìa sách in năm 1898.
Nguồn : Selfportrait, ca 1911- |
Mẹ Gibran , cùng với người anh Peter , muốn ông hấp thụ nhiều di sản truyền thống của quê hương mình chứ không chỉ thuần là văn hóa thẩm mỹ phương Tây mà ông đang bị cuốn hút , vì vậy ở tuổi mười lăm , Gibran trở về quê hương của mình để theo học tại một trường dự bị Maronite và viện giáo dục đại học ở Beirut , được gọi là Al- Hikma ( La Sagesse ) . Ông bắt đầu hoạt động trong một tạp chí văn học sinh viên với một người bạn cùng lớp và được bầu làm " nhà thơ đại học " . Kahlil Gibran ở lại đó trong nhiều năm trước khi trở lại Boston , thông qua Ellis Island ( lần thứ hai ) vào ngày 10 tháng 5 , năm 1902 . Hai tuần trước khi quay về , em gái Sultana của ông chết vì bệnh lao ở tuổi 14 . Các năm tiếp theo , anh trai Peter cũng chết vì căn bệnh tương tự và sau đó mẹ ông qua đời vì bệnh ung thư. Em gái của ông , Marianna , phải tự bươn chải và hỗ trợ Gibran rất nhiều bằng cách làm công tại một cửa hàng may đo .
Nghệ thuật và thơ ca .
Gibran tổ chức triển lãm nghệ thuật bản vẽ của mình đầu tiên vào năm 1904 ở Boston , tại Day's Studio . Trong triển lãm này, Gibran gặp Mary Elizabeth Haskell , một bà hiệu trưởng đáng kính hơn ông mười tuổi . Cả hai hình thành một tình bạn quan trọng kéo dài phần còn lại của cuộc sống của Gibran . Mặc dù công khai một cách dè dặt , mối quan hệ tương hợp của họ cho thấy có một sự thân mật hết sức cao quý. Haskell có ảnh hưởng không chỉ cuộc sống cá nhân Gibran , mà còn sự nghiệp của ông nữa . Cô giới thiệu ông với Charlotte Teller, một nhà báo , và Emilie Michel ( Micheline ) , một giáo viên tiếng Pháp , những người chấp nhận ông như một khuôn mẫu và trở thành bạn thân sau này . Năm 1908, Gibran đã đi du học nghệ thuật ở Paris trong hai năm. Cùng thời gian đó ông đã gặp gỡ Youssef Howayek một đối tác nghiên cứu nghệ thuật của mình và cũng là người bạn tri kỷ từ lâu . Trong khi trước kia hầu hết tác phẩm đầu tay của Gibran viết bằng tiếng Ả Rập , đa số các tác phẩm của ông được xuất bản sau năm 1918 đều bằng tiếng Anh.
Cuốn sách đầu tiên của K.Gibran do công ty xuất bản Alfred A. Knopf , ấn hành năm 1918, đề tựa "The Madman" , là một tập sách mỏng với những câu cách ngôn và dụ ngôn được viết theo nhịp điệu Kinh Thánh pha trộn ở đâu đó giữa thơ ca và văn xuôi . Gibran cũng đã tham gia vào bút nhóm New York Pen League, còn được gọi là " nhà thơ nhập cư " ( al- mahjar ), cùng với nhiều tác giả quan trọng Mỹ gốc Lebanon - như Ameen Rihani , Elia Abu Madi và Mikhail Naimy , một người bạn thân và bậc thầy xuất sắc của văn học tiếng Ả Rập, người có con cháu mà Gibran tuyên bố là con của mình , và có cháu trai, Samir , cũng chính là con đỡ đầu của Gibran .
Phần lớn các tác phẩm của Gibran viết về Kitô giáo , đặc biệt là về chủ đề tình yêu thiêng liêng . Nhưng những nét thần bí của ông là một sự hội tụ của những ảnh hưởng khác nhau :
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo , Sufism , Hindu và thuyết thần bí.
Ông viết : " Bạn là người anh em của tôi và tôi yêu bạn . Tôi yêu bạn ngay khi bạn phủ phục chính mình trong nhà thờ Hồi giáo của bạn , và ngay cả khi bạn quỳ gối trong nhà thờ và cầu nguyện trong hội Thánh của bạn . Bạn và tôi là con trai của cùng một đức tin - Thánh Linh. . . "
Juliet Thompson , một trong những người quen của Gibran , kể lại một số giai thoại liên quan đến Gibran : Cô nhớ lại khi Gibran gặp ` Abdu'l -Baha , là một nhà lãnh đạo Đức tin Bahá'í tại thời điểm chuyến thăm của ông đến Hoa Kỳ, vào khoảng năm 1911-1912 . Barbara Young, trong tác phẩm " Người đến từ Lebanon : Khảo cứu của Khalil Gibran " , ghi nhận rằng Gibran đã không thể ngủ được vào đêm hôm trước khi gặp ` Abdu'l -Baha . Thompson kể lại Gibran đã nói rằng với tất cả các phương cách thông qua các bản văn về " Chúa Giêsu , Con người " , ông nghĩ về ` Abdu'l -Baha . Nhiều năm kế tiếp , sau cái chết của ` Abdu'l -Baha , đã có một một đoạn phim người ta quay lại được cảnh ` Abdu'l -Baha . -Kahlil Gibran đã đứng dậy nói trong nước mắt , khi ông tuyên nhận về ngôi vị thượng phẩm của ` Abdu'l -Baha và rời khỏi sự kiện này khi đang khóc .
Điểm đáng chú ý trong thơ của ông là việc sử dụng các ngôn ngữ trang trọng , cũng như những hiểu biết về các chủ đề của cuộc sống bằng cách sử dụng thuật ngữ tâm linh. Công trình nổi tiếng nhất của Gibran là cuốn Nhà Tiên Tri , một cuốn sách gồm hai mươi sáu bài tiểu luận đầy tính thơ mộng. Cuốn sách này trở nên đặc biệt phổ biến trong những năm 1960 với các phản văn Mỹ và phong trào Thời Mới ( New Age ) . Kể từ khi được xuất bản lần đầu vào năm 1923, Nhà Thiên Tri chưa bao giờ ngừng in ra . Tác phẩm này đã được dịch ra hơn bốn mươi ngôn ngữ, nó là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế kỷ XX tại Hoa Kỳ.
Một trong những dòng thi ca đáng chú ý nhất của ông trong thế giới văn chương Anh ngữ là từ tác phẩm " Cát và bọt " (1926) , trong đó viết: " Một nửa những gì tôi nói là vô nghĩa, nhưng tôi nói đến nó để nửa kia có thể tiếp cận với bạn " . Dòng này được ca sĩ John Lennon sử dụng đặt lời , mặc dù về mặt hình thức có thay đổi một chút , cho bài hát " Julia " trong album The Beatles's 1968 ( hay còn gọi là "The White Album " ) .
Tư tưởng chính trị
Gibran không phải là một chính trị gia. Ông thường nói: " Tôi không phải là một chính trị gia , tôi cũng không muốn trở thành một chính trị gia " , và "Hãy buông tha cho tôi về sự kiện chính trị và tranh giành quyền lực , vì cả trái đất là quê hương của tôi và tất cả mọi người là đồng hương của tôi " . Gibran kêu gọi việc thông qua tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ quốc gia của Syria, xét từ quan điểm địa lý , chứ không phải là một thực thể chính trị . Khi Gibran gặp ` Abdu'l -Baha trong 1911-1912 , người đã du hành sang Mỹ để góp phần thúc đẩy hòa bình , tuy Gibran ngưỡng mộ những giáo lý về hòa bình nhưng lập luận rằng" các quốc gia trẻ như quốc gia của ông " cần được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Ottoman . Gibran cũng đã viết " Tổ quốc đáng thương " là bài thơ nổi tiếng trong những năm này , đã được xuất bản sau khi ông mất trong tuyển tập Vườn Thiên sứ .
Khi người Ottoman cuối cùng đã bị đuổi ra khỏi Syria trong Thế chiến thứ nhất, niềm vui của Gibran đã được thể hiện trong một bản phác thảo vở kịch được gọi là " Syria tự do " , xuất hiện trên trang đầu của al- Sa'ih một phiên bản "chiến thắng" đặc biệt . Hơn nữa, trong một dự thảo của một vở kịch , vẫn còn lưu giữ trong các văn thư của mình, Gibran bày tỏ niềm hy vọng lớn cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội . Vở kịch này , theo Khalil Hawi , nó đã " định nghĩa niềm tin của Gibran trong chủ nghĩa dân tộc Syria rất rõ ràng , phân biệt hẳn với cả tư tưởng Lebanon và Ả Rập , và chúng ta thấy rằng chủ nghĩa dân tộc đã từng sống trong tâm trí của ông , ngay cả ở giai đoạn cuối này , bên cạnh chủ nghĩa quốc tế . "
Cái chết và di sản .
Gibran qua đời tại thành phố New York vào ngày 10 tháng 4 năm 1931 : nguyên nhân được xác định là bệnh xơ gan và bệnh lao. Trước khi qua đời , Gibran bày tỏ mong muốn rằng ông được chôn cất ở Lebanon . Ước vọng này được hoàn thành vào năm 1932 , khi Mary Haskell và em gái của ông , Mariana mua lại Tu viện Mar Sarkis ở Lebanon, sau đó trở thành Nhà Bảo tàng Gibran . Những từ được viết bên cạnh mộ của Gibran là " một từ tôi muốn xem được viết trên mộ của tôi : Tôi còn sống như bạn , và tôi đang đứng bên cạnh bạn . Hãy nhắm mắt lại và nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy tôi ở phía trước của bạn .. .. "
I am alive like you, and now I stand beside you.
Close your eyes and look around, you will see me in front of you.
(Gibran's epitaph)
Gibran để lại tất cả di vật xưởng vẽ của mình cho Mary Haskell . Ở đó bà phát hiện ra những lá thư của bà đã viết cho Gibran vẫn còn được giữ lại trong suốt hai mươi ba năm . Ban đầu Mary Haskell định đốt đi vì những nội dung nói đến mối quan hệ thân mật của bà và Gibran , nhưng sau do nhận thức về giá trị lịch sử nên bà đã giữ lại . Những bức thư này , cùng với các bức thư của Gibran gửi cho bà cũng đã được lưu giữ , sau này chuyển đến Thư viện Chapel Hill , Đại học Bắc Carolina trước khi Mary Haskell mất vào năm 1964. Các đoạn trích của hơn sáu trăm thư đã được công bố trong tác phẩm " tiên tri yêu dấu " vào năm 1972.
Mary Haskell Minis ( Mary Haskell đã kết hôn với Jacob Florance Minis vào năm 1923 ) cũng trao tặng bộ sưu tập cá nhân của mình gần một trăm tác phẩm nghệ thuật nguyên bản của Gibran đến Bảo tàng Nghệ thuật Telfair tại Savannah , Georgia vào năm 1950. Haskell từng nghĩ đến việc thiết lập bộ sưu tập của mình tại Telfair vào đầu năm 1914. Trong một bức thư gửi Gibran , cô viết : "Tôi đang nghĩ đến những nhà bảo tàng khác ... một Telfair Gallery độc đáo ở Savannah , Georgia , nơi mà chính Melchers Gari sẽ chọn lựa các bức tranh cho việc triển lãm . Ở đó khi tôi còn là một đứa trẻ đến thăm , những hình ảnh sẽ bùng vỡ trong linh hồn ngạc nhiên nhỏ bé của tôi . "
Món quà của Haskell dành cho Telfair Gallery là bộ sưu tập công cộng lớn nhất về nghệ thuật hình ảnh của Gibran , bao gồm năm bức sơn dầu và rất nhiều tác phẩm trên giấy thể hiện phong cách trữ tình của nghệ sĩ, trong đó phản ánh sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng . Tiền bản quyền tại Hoa Kỳ về những cuốn sách của ông trong tương lai được trao lại quê nhà Bsharri của Gibran , để "sử dụng cho những mục đích tốt đẹp" .
Các tác phẩm của Khalil Gibran .
*Tiếng Ả Rập :
Nubthah fi Fan Al-Musiqa (Music, 1905)
Ara'is al-Muruj (Nymphs of the Valley, also translated as Spirit Brides and Brides of the Prairie, 1906)
al-Arwah al-Mutamarrida (Spirits Rebellious, 1908)
al-Ajniha al-Mutakassira (Broken Wings, 1912)
Dam'a wa Ibtisama (A Tear and A Smile, 1914)
al-Mawakib (The Processions, 1919)
al-‘Awāsif (The Tempests, 1920)
al-Bada'i' waal-Tara'if (The New and the Marvellous, 1923)
*Tiếng Anh , trước khi Gibran mất :
The Madman (1918) (downloadable free version)
Twenty Drawings (1919)
The Forerunner (1920)
The Prophet, (1923)
Sand and Foam (1926)
Kingdom of the Imagination (1927)
Jesus, The Son of Man (1928)
The Earth Gods (1931)
*Tiếng Anh , sau khi Gibran mất :
The Wanderer (1932)
The Garden of the Prophet (1933, Completed by Barbara Young)
Lazarus and his Beloved (Play, 1933)
*Hợp tuyển .
Prose Poems (1934)
Secrets of the Heart (1947)
A Treasury of Kahlil Gibran (1951)
A Self-Portrait (1959)
Thoughts and Meditations (1960)
A Second Treasury of Kahlil Gibran (1962)
Spiritual Sayings (1962)
Voice of the Master (1963)
Mirrors of the Soul (1965)
Between Night & Morn (1972)
A Third Treasury of Kahlil Gibran (1975)
The Storm (1994)
The Beloved (1994)
The Vision (1994)
Eye of the Prophet (1995)
The Treasured Writings of Kahlil Gibran (1995)
Other:
Beloved Prophet, The love letters of Khalil Gibran and Mary Haskell, and her private journal (1972, edited by Virginia Hilu)
Trần hồng Cơ
Sưu tầm - Trích dịch .
Ngày 12/09/2013
Nguồn : http://www.poemhunter.com/khalil-gibran/
--------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc trực tuyến .
Click vào mũi tên để mở rộng màn hình .
Nhấn ESC trở về trang hiện hành .
Nguồn :
1. http://arthursbookshelf.com/Poets/Gibran/gibran.html
2. http://en.wikipedia.org/wiki/Kahlil_Gibran
3. http://leb.net/gibran/
4. http://www.poemhunter.com/khalil-gibran/
The Harem World Tour: Live from Las Vegas
The Harem World Tour: Live From Las Vegas (en español: La gira mundial Harén, en vivo para Las Vegas) es un álbum en vivo de la cantante soprano Sarah Brightman, grabado en el MGM Grand Garden Arena en Las Vegas el 13 de marzo de 2004. Este álbum ocupó la posición #126 del Billboard 200.
Tracklist:
"Kama sutra"
"Harem (Cancao do mar)"
"Beautiful"
"It's a beautiful day"
"Dust in the wind"
"Who wants to live forever"
"Anytime, anywhere interlude"
"Anytime, anywhere"
"Nella fantasia"
"Stranger in Paradise"
"La luna"
"Nessun dorma"
"No one like you"
"Arabian nights"
"The war is over"
"Free"
"What a wonderful world"
"A whiter shade of pale"
"Phantom of the opera suite"
"Wishing yo were somehow here again"
"Time to say goodbye"
"The journey home"
"A question of honour"
-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas .
Albert Einstein .
Before The Night Ends - Leslie Mills
Một khúc nhạc nhẹ nhàng , thoảng qua như hơi thở và tiếng thì thầm của trái tim .
Before The Night Ends
I close my eyes to see the world
I close my eyes so that it won't hurt
I'm sailing on blue ocean and flying to you
I catch my breathe under the full moon
A star that shines, so pleased to meet... you
Maybe I'll dream forever
And I'd like to love right here
Before the night ends
And dawn of a new day dawns
How I hope, how I hope
That out of this endless blue
Somehow I will find you
Before the night ends,
Before the night ends
I made a choice more than a few times
To walk a road that didn't end up so right
But I want to go the distance
I'd like to love right here
Before the night ends
And dawn of a new day dawns
How I hope, how I hope
That out of this endless blue
Somehow I will find you
Before the night ends,
Before the night ends
Close my eyes...
Never gonna let up...
Before the night ends
I hope I find you
**************************************************************
TIẾNG ĐÊM
Mắt huyền khép lại
Và nhìn quanh thế giới
Đôi mi chìm dần
không chạm tới nỗi đau
Khi cơn mơ êm đềm
Lướt mau trên biển biếc ,
Em bay về anh
tìm hơi ấm thật sâu .
Hơi thở thì thầm
Dưới vầng trăng bí ẩn
Một nụ cười tinh tú
Tỏa sáng trên cao .
Em nhủ lòng mình
trong giấc mơ sương khói
Trái tim yêu
mãi nơi đây
Những giây phút ngọt ngào .
Trước khi bóng tối tan nhanh
Và bình minh rạo rực
Hy vọng! hy vọng ,
em biết bao hy vọng
Ôi một niềm hy vọng
rất mong manh
Trong tối tăm
bất tận ánh khuya xanh
Em sẽ tìm thấy anh trước khi tan đêm tối
Đã hơn một lần
Em băn khoăn sầu rối
Đi hết một con đường
Không kết thúc đẹp đôi
Nhưng kìa trái tim em
Sao cứ nhắn nhủ không thôi
Yêu mãi nơi đây
Những phút giây hiện thực .
Trước khi bóng tối tan nhanh
Và bình minh rạo rực
Hy vọng! hy vọng ,
em biết bao hy vọng
Ôi một niềm hy vọng
rất mong manh
Trong tối tăm
bất tận ánh khuya xanh
Em sẽ tìm thấy anh trước khi tan đêm tối
Trần hồng Cơ
12/05/2012
Lòng thổn thức khi lắng nghe tiếng đêm .
-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét