MỤC LỤC

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Vườn THƠ VĂN 4

Vườn THƠ VĂN 4



CON LỪA VÀ TÔI _ JUAN RAMÓN JIMÉNEZ
_ VẺ ĐẸP CỦA THI CA ĐỒNG NỘI .
Một bài thơ trữ tình về thiên nhiên và con người , sự tinh tế nhưng đầy tính trong sáng trong ngôn ngữ của tác phẩm đưa chúng ta nhớ về tuổi trẻ với những giấc mộng êm đềm  .  Mời các bạn cùng đọc  " Con lừa và tôi " ( Platero et Moi ) của Juan Ramon Jimenez để xúc cảm và rung động với giọng văn tuyệt tác đầy tính thi ca của tác giả .  




CLVT   

Juan Ramón Jiménez và vợ Zenobia Camprubí   
Juan Ramón Jiménez


Tên :  Juan Ramón Jiménez Mantecón
Sinh ngày 24 tháng 12 , 1881
tại Moguer, Spain
Mất ngày  29 tháng 5 , 1958 (76 tuổi )
tại Santurce, Puerto Rico

Thi sĩ .
Quốc tịch : Tây Ban Nha .
Giải Nobel văn học năm 1956
 








Mantecón Juan Ramón Jiménez (23 tháng 12 năm 1881 - ngày 29 tháng 5 năm 1958) là nhà thơ Tây Ban Nha, ông là người xuất bản nhiều tác phẩm và đã nhận được giải Nobel Văn học năm 1956. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Jiménez trong thi ca hiện đại là cuộc vận động của ông về khái niệm "thơ thuần khiết" Pháp ( pure poetry ) .

Tiểu sử .



Juan Ramón Jiménez được sinh ra ở Moguer, gần Huelva, Andalucia, ngày 23 tháng 12 năm 1881. Ông học luật tại Đại học Seville, nhưng ông từ chối sử dụng luật trong sự nghiệp của mình . Ông đã xuất bản hai cuốn sách đầu tiên ở tuổi 18,  năm 1900. Cái chết của cha ông năm đó khiến ông lâm vào khủng hoảng , và kết quả là Juan mắc bệnh trầm cảm , do vậy ông được gửi sang Pháp để điều trị . Chính tại nơi này Juan Ramón Jiménez đã có một mối quan hệ tình cảm với vợ bác sĩ của ông , và sau đó được chuyển đến viện điều dưỡng ở Madrid thuộc dòng một nữ tu , từ 1901 đến 1903. Năm 1911 và 1912, ông đã viết nhiều bài thơ gợi tình miêu tả sự dan díu với nhiều phụ nữ địa phương . Một vài người trong số họ bị ám chỉ có quan hệ tình dục liên quan đến dòng nữ tu là những sơ y tá . Cuối cùng Mẹ bề trên dòng nữ tu phát hiện ra các hoạt động này và trục xuất ông , mặc dù có thể sẽ không bao giờ biết được các dữ liệu miêu tả quan hệ tình dục với các sơ y tá của ông là sự thật hay do trí tưởng tượng.


Các đối tượng chính trong nhiều bài thơ khác của ông là âm nhạc và màu sắc, trong đó, nhiều lần, ông đã từng so sánh với tình yêu hay lòng ham muốn nhục dục . Juan Ramón Jiménez ca tụng quê nhà trong tác phẩm thơ - văn xuôi " Platero y Yo "(1914) kể về một nhà văn và chú lừa Platero . Năm 1916, ông và nhà văn kiêm thi sĩ nữ gốcTây Ban Nha Zenobia Camprubí kết hôn ở Hoa Kỳ. Zenobia đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu của ông và cộng tác viên hết sức tích cực .Khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ , Juan và Zenobia đã sống lưu vong ở Cuba, Hoa Kỳ, và Puerto Rico, nơi ông định cư vào năm 1946.


Jiménez đã từng phải nhập viện trong tám tháng do chứng suy sụp tinh thần. Sau đó, ông trở thành giáo sư ngôn ngữ và văn học Tây Ban Nha tại Đại học Maryland, College Park. Trường đại học này sau đó đặt tên ông cho một tòa nhà trong khuôn viên trường để vinh danh ông. Juan cũng là giáo sư văn chương tại Đại học Miami, ở Coral Gables, Florida. Trong thời gian sống ở Coral Gables, ông đã viết: tác phẩm "Romances de Coral Gables".

Năm 1956, ông được vinh dự nhận giải Nobel Văn học . Ba ngày sau ,  Zenobia Camprubí  vợ ông qua đời vì ung thư buồng trứng. Juan Ramón Jiménez không bao giờ vượt qua được nỗi mất mát quá lớn này, và ông đã chết hai năm sau đó, vào ngày 29 tháng năm 1958, trong cùng một bệnh viện nơi vợ ông đã qua đời . Cả hai người đều được đưa về chôn cất ở Tây Ban Nha.
Hospital Psiquiátrico de Hato Tejas, 1957
Di sản văn chương

Mặc dù  Jiménez chủ yếu là một nhà thơ, nhưng tác phẩm văn xuôi " Platero y yo " (1917- "Platero và tôi") cũng được bán chạy ở Châu Mỹ La Tinh, và  bản dịch tác phẩm của ông đã rất phổ biến ở Mỹ. Ông cũng cộng tác với Zenobia  trong bản dịch tác phẩm "Riders to the Sea " của nhà viết kịch Ireland John Millington Synge (1920).

Di sản của ông về thi ca rất lớn . Trong số các tác phẩm của ông được biết đến là Sonetos espirituales 1914-1916 (1916; "Spiritual sonnet, 1914-15), Piedra y Cielo (1919;" Stones and Sky "), Poesia, en verso, 1917-1923 (1923), Poesia en prosa y verso (1932, "Thi ca trong văn xuôi và Đoản thi "), Voces de mi copla (1945, "Voices of My Song"), và Animal de fondo (1947, "Animal at Bottom"). Một bộ sưu tập 300 bài thơ (1903-1953) với bản dịch tiếng Anh của Eloise Roach cũng đã được xuất bản vào năm 1962.


Ảnh hưởng văn chương của Juan Ramon Jimene đối với các nhà văn Puerto Rico rất mạnh mẽ đánh dấu bằng những tác phẩm của Giannina Braschi, René Marqués, và Manuel Ramos Otero. Thư viện tại cơ sở chính của trường Đại học Puerto Rico ở Río Piedras mô tả các hoạt động của "Sala Juan Ramón y Zenobia", gồm một bộ sưu tập của nhiều đồ dùng cá nhân và thư viện cá nhân Jiménez, cũng như của vợ ông Zenobia Camprubí . Một câu nói trich dẫn của Jimenez " Nếu người ta cho bạn một tờ giấy kẻ sẵn , hãy viết bằng một cách khác " ( "If they give you ruled paper, write the other way")


Foreign languages are taught in the University of Maryland's Juan Ramon Jiménez Hall in honor of the Spanish poet's legacy. Photo from the University of Maryland website.
Sảnh đường  Juan Ramon Jiménez tại trường Đại học Maryland . 




Tham chiếu

de Albornoz, Aurora, ed. 1980. Juan Ramón Jiménez. Madrid: Taurus.
Blasco, F. J. 1982. La Poética de Juan Ramón Jiménez. Desarrollo, contexto y sistema. Salamanca.
Campoamor González, Antonio. 1976. Vida y poesía de Juan Ramón Jiménez. Madrid: Sedmay.
Campoamor González, Antonio. 1982. Bibliografía general de Juan Ramón Jiménez. Madrid: Taurus.
El Cultural. 14 Jun 2007. Los poemas eróticos de Juan Ramon Jiménez. Aparece Libros de amor. Conoce los poemas del JRJ más lujurioso
Diario de Córdoba. 6 Jan 2007. ´Libros de amor´ descubre a un Juan Ramón Jiménez erótico
Díez-Canedo, E. 1944. Juan Ramón Jiménez en su obra. México City.
Guardian (London). 19 Jun 2007. My sex in the convent - by Nobel poet
Font, María T. 1973. Espacio: autobiografía lírica de Juan Ramón Jiménez. Madrid.
Guerrero Ruiz, J . 1961. Juan Ramón de viva voz. Madrid.
Gullón, R. 1958. Conversaciones con Juan Ramón Jiménez. Madrid.
Jensen, Julio, 2012, The Poetry of Juan Ramón Jiménez. An Example of Modern Subjectivity. Copenhagen.
Juliá, M. 1989. El universo de Juan Ramón Jiménez. Madrid.
Olson, P.R. 1967. Circle of Paradox: time and essence in the poetry of Juan Ramon Jimenez. Baltimore.
Palau de Nemes, G. 1974. Vida y obra de Juan Ramón Jiménez. 2/e. 2 v. Madrid: Gredos.
Predmore, Michael P. 1966. La obra en prosa de Juan Ramón Jiménez. Madrid: Gredos.
Salgado, M. A. 1968. El arte polifacético de las caricaturas líricas juanramonianas. Madrid.

External links

Works by Juan Ramón Jiménez at Project Gutenberg
Fundacion Casa-Museo Zenobia y Juan Ramón Jiménez.
Juan Ramón Jiménez on Find-A-Grave
Nobel Prize Acceptance Speech

Theo Wikipedia :
http://en.wikipedia.org/wiki/Juan_Ramón_Jiménez


Trần hồng Cơ
Dịch và tham khảo .












-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .






Chuyện tình – Love story 
  
ERICH SEGAL .



Giới thiệu .

Theatrical release poster
Đạo diễn          Arthur Hiller
Sản xuất           Howard G. Minsky
Kịch bản          Erich Segal
Diễn viên          Ali MacGraw
Ryan O'Neal
John Marley
Ray Milland
Âm nhạc           Francis Lai
Quay phim        Richard C. Kratina
Dựng phim       Robert C. Jones
Studio  Love Story Company
Paramount Pictures
Phát hành         Paramount Pictures
Công chiếu       16 tháng 12 năm 1970
Thời lượng        99 minutes
Quốc gia          Mỹ
Ngôn ngữ         tiếng Anh
Kinh phí           $2.2 million
Doanh thu         $106,397,186[1]

***********************************************************************************


Chuyện tình - tên gốc tiếng Anh: Love Story, là phim tình cảm lãng man, công chiếu năm 1970, do Erich Segal viết kịch bản; sau đó chính ông phát triển thành tiểu thuyết cùng tên. Phim do Arthur Hiller làm đạo diễn.



Truyện phim .

Phim kể câu chuyện về Oliver Barrett IV, một sinh viên Đại học Harvard, xuất thân từ gia đình danh giá, giàu có. Tại thư viện của trường Radcliffe (một đại học trực thuộc Harvard, dành riêng cho nữ sinh viên) Oliver gặp và sau đó yêu Jennifer Cavilleri, một sinh viên Radcliffe lém lỉnh, xuất thân từ gia đình lao động. Sau khi tốt nghiệp, hai người kết hôn, bất chấp sự chống đối từ cha của Oliver.

Không có trợ giúp tài chính của gia đình, đôi vợ chồng trẻ rất vất vả mưu sinh để trang trải học phí cho Olivier học tiếp cao học tại trường Luật Harvard. Jennifer dạy trẻ tại một trường tư, vợ chồng thuê phòng trọ, trên tầng cao nhất của một ngôi nhả gẩn trường Harvard, để ở. Sau khi tốt nghiệp hạng 3, Olivier vào làm việc trong 1 công ty Luật tại thành phố New York. Với thu nhập cao của Olivier, đôi vợ chồng trẻ quyết định có con. Sau khi ý định này thất bại, họ tìm đến một chuyên gia nhờ tư vấn. Chuyên gia này báo riêng Olivier biết: Jennifer mắc bệnh hoại huyết và không còn sống bao lâu nữa. Tuy Olivier cố giấu, nhưng cuối cùng Jennifer cũng biết bệnh của mình. Do chi phí điều trị rất tốn kém, thiếu tiền Olivier buộc phải đến gặp cha mượn tiền, hầu có thể kéo dài mạng sống vợ mình.

Cuối cùng Jennifer ra đi, trước khi nhắm mắt nàng bảo Oliver: Không nên tụ dằn vặt mình và ôm chặt lấy nàng. Không kiềm được nước mắt, Olivier rời bệnh viện, đúng lúc cha của Olivier vừa biết tin vội vào thăm. Ông xin lỗi về đối xử không phải với Olivier thời gian qua. Anh chỉ nói: Love means never having to say you're sorry (câu Jennifer đã nói với anh trong một lần vợ chồng giận nhau), rồi bật khóc .



Phân vai .

Ali MacGraw : Jennifer "Jenny" Cavilleri-Barrett
Ryan O'Neal : Oliver Barrett IV
John Marley : Phil Cavilleri
Ray Milland : Oliver Barrett III
Russell Nype : Dean Thompson
Katharine Balfour : Mrs. Barrett (as Katherine Balfour)
Sydney Walker : Dr. Shapely
Robert Modica : Dr. Addison
Walker Daniels : Ray Stratton
Tommy Lee Jones : Hank Simpson (as Tom Lee Jones)
John Merensky : Steve
Andrew Duncan : Reverend Blaufelt





Sản xuất .

Đầu tiên Erich Segal viết kịch bản phim bán cho Paramount Pictures. Hãng phim này yêu cầu Segal phát triển kịch bản thành tiểu thuyết nhằm giúp công chúng biết trước về truyện phim; trước khi công chiếu phim . Cuôn tiểu thuyết sau khi phát hành lập tức trở thành quyển sách bán chạy nhất (bestseller), tạo thành công lớn cho phim khi trình chiếu vào ngày Lễ Tình nhân (Valentine's Day). Phim đạt doanh thu $106,397,186, cao nhất trong năm 1970
Bài hát chính của phim Where Do I Begin? (hay Love Story) do Francis Lai sáng tác, cũng đạt thành công lớn, một phần nhờ vào giọng hát trầm buồn, trữ tình đầy lãng mạn của Andy Williams.




Câu trích .         

Có hai câu thoại trong phim đã đi vào văn hóa của giới trí thức trẻ thế giới:
What can you say about a twenty-five-year-old girl who died? That she was beautiful and brilliant. That she loved Mozart and Bach. The Beatles. And me. - Bạn có thể nói gì về một cô gái 25 tuổi, vừa qua đời?. Rằng nàng đẹp, thông minh. Rằng nàng thích nhạc của Mozart và Bach. Thích nhạc của The Beatles. Và nàng yêu tôi.
Love means never having to say you're sorry. - Yêu là không bao giờ nói: Tôi xin lỗi.




Giải thưởng .

Chuyện tình được đề cử 7 giải Ócar năm 1970, nhưng chỉ đoạt 1 giải: Best Music, Original Score - Nhạc phim gốc hay nhất.
Tuy nhiên phim đoạt 5 giải Quả cầu vàng Golden Globe Awards, bao gồm:
Best Drama Motion Picture
Best Director cho Arthur Hiller.
Best Actress cho Ali MacGraw.
Best Music cho Francis Lai.
his screenplay cho Erich Segal.
Phim được xếp thứ 9 trong Danh sách 100 phim tình cảm hay nhất của điện ảnh Mỹ (AFI's 100 Years…100 Passions list).


Tham khảo

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuyện_tình






C.T from cohtran









 -------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .





TÌNH  TOA’N  HC  .









Dưới đây là bộ sưu tập các bài thơ TÌNH TOÁN HỌC , mời các bạn xem qua :

Bài thơ số 1 


Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác, 
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian. 
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn, 
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo. 
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo, 
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ. 
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô, 
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích. 
Anh chờ đợi một lời em giải thích, 
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương. 
Hệ số đo cường độ của tình thương, 
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán. 
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn, 
Tính không ra phương chính của cấp thang. 
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng, 
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm



Bài thơ số 2 

"Phương trình" nào đưa ta về chung lối 
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi 
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi 
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được 

 "Đạo hàm" kia  nào   đâu nghiệm trước 
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ 
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ 
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ 

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ ! 
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta 
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa 
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép 

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp 
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong 
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng 
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới 

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối 
Để tình là những đường thẳng "song song" 
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công 
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả



Bài thơ số 3 

Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích 
Tình em nào cố định ở nơi đâu 
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu 
Nhưng căn số đời anh đành cô độc 

Để anh về vô cực dệt duyên mơ 
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ 
Chiều biến thiên là những cơn mơ. 
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản 

Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng 
Anh u sầu trên hệ thống x-y 
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề 
Anh đành chết trên đường tiếp cận 
Ôi anh chết cũng vì hệ số 
Định đời anh trong biểu thức khổ đau 
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền 
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp 
Qua những điều trên ta quy ước 
Tình yêu là 1 cái compa 
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to 
Cũng đều có tâm và bán kính 
Tâm ở đây là tâm hồn cố định 
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương



Bài thơ số 4 

Ta gặp nhau qua phương trình thể tích 
Ánh mắt buồn những chẳng kém thiết tha 
Góc độ nào mà tính mãi không ra 
Hay "nghịch biến " cho lòng hoài xa cách 

Đời "nghịch số " nên em không oán trách 
"Giới hạn " lòng cho sầu khổ vơi đi 
"Định lý" nào mà ngăn được bờ mi 
Không rơi rớt hạt châu buồn hận tủi 

"Tâm điểm " kia chứa chút tình ngắn ngủi 
Nên đau buồn là "hệ luận "trần gian 
Tình yêu em dù chứa đựng ngút ngàn 
Nhưng "vô cực" là niềm đau "Bất biến" 

 Ân tình anh dù luôn luôn "biểu hiện" 
Nhưng đường đời mình hai kẻ "song song" 
 Yêu thương chi chỉ là những hoài công 
Nên "ẩn số " tình yêu không "tụ điểm"



Bài thơ số 5 


Tình đâu là căn thức bậc hai 
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu 
Em phải nhớ tình yêu là góc số 
Mà hai ta là những kẻ chứng minh 
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình 
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị 
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ 
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu 
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều 
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc 

 Em mỉm cười như tiếp tuyến bên tôi 
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi 
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại 
 Em khó hiểu thì tôi đành khó giải 
 Bài toán nào bằng phương pháp tương giao 
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu 
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm 
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến 
Chưa thân nhau mà đã thấy so le 
Trót yêu rồi công thức có cần chi 
Vì hệ luận ái tình không ẩn số 
Em không nói tôi càng tăng tốc độ 
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu. 

Yêu là chết là triệt tiêu tất cả 
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá 
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai 
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai 
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản



Bài thơ số 6 

Tôi và em tính tình hơi đồng dạng 
 Sống bên nhau chắc tỉ số cân bằng 
Tôi xin thề không biện luận cao xa 
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng 
Tôi có thể chứng minh là rất đúng 
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa 
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra 
 Cũng chẳng khác những điều trong quĩ tích 

Tôi yêu em với một tình yêu cố định 
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn 
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn 
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên 
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em 
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học



Bài thơ số 7 


Bởi đôi ta không cùng chung "tiệm cận" 
Nên suốt đời mang hai "cực âm dương" 
"Biến số "nào chia hai đứa hai đường 
Nên tình mãi "song song " không "tụ điểm" 

Bởi tình yêu nay hoá thành "vô nghiệm" 
 Dù tình em "giới hạn" một mà thôi 
Nhưng cuộc đời "tung hoành" chia hai lối 
Đễ âm thầm mang nỗi nhớ thương vơi 

 "Vô cực "kia là nẻo xa vời vợi 
Nên tình mình thành "định lý" phân ly 
Trách làm chi khi "Xác suất định kỳ" 
Đã sai lệch nên đường tình lạc bến 

Em biết anh không xa vòng "Tịnh tiến" 
 Để mong chờ "hàm sô' kết tình ta 
Nhưng nỗi buồn vẫn càng hoài "tiếp diễn" 
Nên ân tình đành "nghịch biến " chia xa ...



Bài thơ số 8 

Có phải anh từ "không gian" xuất hiện 
 Để mang tình "bất biến " đến gởi trao 
Hay anh từ "tâm vòng tròn" "Quỹ đạo" 
Mang lạc loài vào "hệ luận " trần gian 

 Em nơi đây mang khắc khoải ngút ngàn 
Tìm "ẩn số " tâm hồn anh chất chứa 
 "Mặt phẳng "kia êm đềm như lời hứa 
Hay chỉ là "Ảo số "giấc mơ hoang 

Đường anh đi không phải "Đường nằm ngang" 
 Để hai "điểm " nối nhau thành gần nhất 
"Hệ luận" trần gian phải chăng không chân thật 
Nên muôn đời "công thức" chẳng tròn mơ 

 Tình đôi ta không cùng chung "lời giải" 
Nên bây giờ "Căn sô' phải lìa xa 
Và đời mình không "hàng điễm điều hoà" 
Cho duyên kiếp không cùng chung "giao điểm " 

 Nên tình yêu nay trở thành "vô nghiệm" 
 Và lòng mình hết "dao động" yêu đương 
"Nhiệt độ" nay thôi đã hết vấn vương 
Khi "khối lượng " tình sầu đang giăng kín



Bài thơ số 9 

Có một lần thầy dạy toán làm thơ 
Bài thơ ấy bây giờ đang dang dở 
Nhưng câu thơ ý tình bỡ ngỡ 
Còn khô khan như môn toán của thầy 
Trong bài thơ thầy cộng gió với mây 
Bằng công thứ tính Cô tang của góc 
Lá thu rơi bay vào trong lớp học 
Thầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm" 
Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuâng 
Thầy ngẫu hứng đọc câu thơ thầy viết 
"Gọi mưa rơi dọc ngang bất chợt 
Radian của cầu vòng là một số pi"...
(Sưu tầm)



Bài thơ số 10 

Anh đau đớn tìm em trên quỹ tích 
Để định chiều di chuyển của đôi ta 
Nhưng tim em cố định một nơi xa 
Nên chẳng biết tìm đâu ra giới hạn 

Cho hệ thức đời anh không lẻ bạn 
Được cùng em khảo sát mộng tương lai 
Ta song song đồng tiến tới ngày mai 
Ôi sung sướng bên tình yêu vô định 

Nhưng nào biết tình yêu em biến nghịch 
Anh và em ngăn cách số âm dương 
Cho không gian trọn kiếp sống ngàn phương 
Thì định nghĩa tình yêu là đau khổ 

Ôi tan vỡ cũng chỉ vì hệ số 
Phải cam đành ứng dụng một đôi câu 
Cho tim anh nghiệm chứng mối tình đầu 
Và tìm bóng hình em nơi vô cực 

Theo giả thuyết tình ta không đẳng thức 
Kết luận rằng hai đứa phải xa nhau 
Căn delta không thể tính được đâu 
Thôi vĩnh biệt, em yêu xin vĩnh biệt !





Vì mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận , xin các tác giả cho phép được đăng lại các tư liệu trên trang này . 

Trân trọng cám ơn .



Nguồn : http://blog.yume.vn/xem-blog/tho-vui-toan-hoc.nhu_hong.35CDB2C2.html

http://thpt-vinhdinh-quangtri.edu.vn/4rum/viewtopic.php?f=106&t=14










 -------------------------------------------------------------------------------------------

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .



CUỘC ĐỜI CỦA PI . 




TT - Ðã có không ít bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm đoạt giải Man Booker giành các giải thưởng điện ảnh uy tín. Bộ phim mới nhất của Lý An Life of Pi trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách đáng ngưỡng mộ này với 11 đề cử cho giải Oscar. 




Chuyển thể từ các tác phẩm văn học đoạt giải Man Booker như The English patient (Michael Ondaatje), The remains of the day (Kazuo Ishiguro), Atonement (Ian McEwan)..., các tác phẩm điện ảnh đều ít nhiều thu hút được sự chú ý. Nay, lại một "bộ phim Booker" khác, lại những lời khen ngợi từ giới phê bình, hẳn vậy. Tuy nhiên, số phận của Life of Pi (tác giả Yann Martel) hoàn toàn khác với các "anh em" Booker trước đó.

Khi chuyển thể những cuốn sách đoạt giải thưởng văn học danh giá này, có lẽ các nhà làm phim không dám kỳ vọng quá nhiều vào doanh thu. Trong khi đó, Life of Pi là sản phẩm đã được xác định phải trở thành một bộ phim bom tấn của Hollywood.


Hành trình huyền thoại 





Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều đạo diễn ban đầu hăm hở muốn thực hiện Life of Pi, nhưng chẳng bao lâu sau đành ngậm ngùi từ bỏ. Cuối cùng, chỉ Lý An mới đủ dũng cảm để ở lại cùng cậu bé Pi và chú hổ Richard Parker giữa đại dương xanh thẳm, đầy hứa hẹn mà cũng đầy bất trắc của một dự án phim táo bạo. Trên vai người đạo diễn gốc Ðài Loan này giờ có cả hai gánh nặng: Làm sao để giữ nguyên được tính triết lý, tinh thần trong cuốn sách của Yann Martel mà vẫn đảm bảo dự án điện ảnh đắt đỏ này có lãi? Và trong tình thế ấy, nhà làm phim buộc phải lựa chọn giữa việc giữ, bớt và thêm những tình tiết từ cuốn sách.

Hành trình lênh đênh trên biển mà cậu bé Pi trong cuốn sách của Yann Martel phải trải qua khiến độc giả nhớ tới nhiều tác phẩm văn học vĩ đại khác. Không khác gì hành trình của Odysseus hay Ðức Phật, Pi phải đối diện với những thử thách ở cả hai mặt thể xác lẫn tinh thần, đi từ hạnh phúc đến bi kịch, hi vọng sang tuyệt vọng, kiên trì với niềm tin, phủ nhận chính niềm tin ấy và cuối cùng đến được bến bờ. Hơn hết, một cuốn sách như Life of Pi sẽ không có chỗ cho những ai không tin vào huyền thoại và những điều vĩ đại của tự nhiên và bản thể con người.

Ðó là điều Lý An đã cố gắng giữ lại và thậm chí còn đẩy lên một tầm cao mới trong bộ phim chuyển thể của mình. Hành trình của Pi là hành trình huyền thoại từ trong ra ngoài. Có không ít người hâm mộ cuốn sách đã nhận xét hình ảnh trong bộ phim quá lung linh, quá nuột nà so với hình dung của họ về Life of Pi. Và dù ai cũng phải công nhận hiệu ứng 3D và chất lượng hình ảnh trong phim là đáng kinh ngạc, phản ứng của các nhà phê bình trước việc "thiên đường hóa" bối cảnh bi kịch của vị đạo diễn này cũng không hẳn là đồng nhất.

Nhà phê bình Matt Mueller của trang tạp chí Totalfilm cho bộ phim điểm tuyệt đối năm sao và ca ngợi những cảnh quay mượt mà, lung linh ấy đầu tiên. Trong khi đó, cây bút A. O. Scott của New York Times cho rằng những cảnh quay quá đẹp dường như mâu thuẫn với nội dung có phần u tối của bộ phim.





Giảm "tông" vì số đông

Một yếu tố khác khiến không ít người yêu mến tác phẩm văn học hụt hẫng khi xem tác phẩm chuyển thể chính là sự "tránh né" các tình tiết táo bạo trong phim. Life of Pi được đóng nhãn PG (khuyến cáo một số cảnh không thích hợp với trẻ em). Ðây có thể xem là một mức giới hạn tương đối thoáng, cho phép bộ phim đến với số lượng đông đảo khán giả - điều bảo đảm cho doanh thu của một bộ phim kinh phí cao. Chính vì vậy, người xem có thể thấy những gì mà cậu bé Pi phải chịu đựng trên màn ảnh không còn khốc liệt như trong cuốn sách của Yann Martel. Ðoạn những con thú lên được chiếc xuồng cứu hộ cùng Pi (ẩn dụ cho phiên bản câu chuyện khác mà đến cuối phim cậu bé sẽ tiết lộ) ăn thịt lẫn nhau cũng vì thế bị cắt đến mức tối đa. Ðặc biệt khi cảnh tượng cậu bé phải làm thịt những con cá để sinh tồn - hành động phạm đến quan điểm đạo đức của một cậu bé ăn chay suốt thời thơ ấu - cũng không còn quá ấn tượng, quá day dứt nữa.

Không chỉ thế, nhiều độc giả cũng bày tỏ sự thất vọng khi thấy Lý An đã bỏ đi một chi tiết quan trọng trong sách. Khi cậu bé đã đi tới tận cùng tuyệt vọng, mắt không còn nhìn thấy gì do ở quá lâu trên biển, một người Pháp bí ẩn đã bước lên xuồng để rồi trở thành mồi cho chú hổ. Chi tiết ấy đã làm nổi bật lên biểu tượng về bản thể con người trong cuốn sách. Ðáng tiếc thay, có lẽ các nhà làm phim cho rằng việc một nhân vật bí ẩn, mơ hồ xuất hiện sẽ làm loãng đi hình ảnh của chú hổ và Pi, khiến đa số người xem (những người chưa đọc sách) khó hiểu nên quyết định bỏ bớt. Chiều sâu ý nghĩa của phim vì thế cũng bị vơi bớt ít nhiều.

Thế nhưng dù đã phải giảm "tông" để làm vừa lòng số đông người xem, Lý An vẫn có thể đầy tự hào vì thành quả công việc của mình. Life of Pi là một cuốn sách không dễ dựng thành phim, vì sự chồng chất của ngữ nghĩa trong tác phẩm cũng như những yêu cầu cao về kỹ thuật. Lý An đã giữ lại được phần lớn cốt truyện và thông điệp triết học mà Yann muốn chuyển tải, biến Life of Pi từ một tác phẩm đẫm chất bi thảm thành một tác phẩm lý tưởng hơn, huyền ảo hơn qua hình ảnh. Có thể điều ấy khiến nhiều người không hài lòng, nhưng không ai có thể phủ nhận được bộ phim của Lý An "đẹp" và đủ hấp dẫn để khán giả phải ngồi lại tới phút cuối cùng.



Ðại dương, thú dữ và trẻ em




Chúng ta hãy thử so sánh bộ phim Life of Pi của Lý An và một tác phẩm chuyển thể ấn tượng khác với bảy đề cử Oscar - Atonement.

Bộ phim năm 2007 của đạo diễn Joe Wright quy tụ dàn diễn viên đắt giá bao gồm cả cô đào Keira Knightly. Dẫu vậy, tổng chi phí sản xuất của Atonement chỉ là 30 triệu USD. Sau đó, nhờ cả chất lượng và danh tiếng từ các giải thưởng, tác phẩm đạt doanh thu tới gần 130 triệu USD, một con số tương đối ngoạn mục so với vốn đầu tư.

Tuy nhiên, con số doanh thu của Atonement chỉ tương đương kinh phí của phim Life of Pi - bộ phim hội tụ cả ba yếu tố mà mọi nhà làm phim đều "sợ": đại dương, thú dữ và trẻ em. Việc làm ra một bộ phim liên quan đến đại dương luôn đắt đỏ, đó là chưa kể chi phí để tạo ra một chú hổ 3D sao cho thật thuyết phục cũng chẳng hề khiêm tốn. Ðó là chưa kể câu chuyện từ một cuốn sách đoạt giải Booker không bao giờ là dễ hiểu, đơn giản với đa số người xem, kể cả khi đó là cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử giải thưởng này.



PHƯƠNG THỦY

Nguồn : http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Dien-anh/531071/ly-an-vuot-qua-ba-noi-so.html

* Tóm tắt :

Life of Pi kể về câu chuyện của cậu bé Piscine hay còn gọi là Pi. Sau khi con tàu chở cả gia đình cậu gặp nạn giữa đại dương, Pi may mắn sống sót cùng bốn con vật thuộc vườn thú mà nhà cậu từng sở hữu. Những con vật dần giết hại lẫn nhau và cuối cùng chỉ còn lại một chú hổ Bengal có tên Richard Parker. Một con người bé nhỏ và một mãnh thú nhưng chỉ có một chiếc xuồng cứu hộ, Pi đã phải tìm cách tồn tại khi lênh đênh trên mặt biển và đối phó với người bạn đồng hành có một không hai này. Cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt với tên Cuộc đời của Pi (dịch giả Trịnh Lữ).  


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cuộc đời của Pi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 




Bìa Cuộc đời của Pi bản tiếng Việt
Tác giả Yann Martel
Tựa gốc Life of Pi
Quốc gia Canada
Ngôn ngữ tiếng Anh
Thể loại Tiểu thuyết
Nhà xuất bản Knopf Canada (bản tiếng Anh) / Nhà xuất bản Văn học (bản tiếng Việt)
Ngày phát hành tháng 9 năm 2001
Số trang 550 trang (tiếng Việt)
ISBN ISBN 0-676-97376-0 (in lần đầu, bìa cứng), ISBN 0-15-602732-1 (bản Mỹ bìa mềm) ISBN 1-565-11780-8 (sách nói, Penguin Highbridge)
Cuốn trước Self
Cuốn sau We Ate the Children Last
Bản tiếng Việt
Người dịch Trịnh Lữ


Cuộc đời của Pi (tiếng Anh: Life of Pi) là một tiểu thuyết của nhà văn người Canada Yann Martel, được xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản Knopf Canada. Năm 2002, cuốn sách giúp tác giả giành được giải Man Booker. Năm 2003, văn bản tiếng Anh, Life of Pi, được chọn cho giải Canada Reads và văn bản tiếng Pháp, L'Histoire de Pi, được chọn cho giải Le combat des livres; cả hai giải là của CBC Radio.

Nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé Piscine Molitor Patel, sau đó, cậu tự gọi mình là Pi. Pi là con trai của một chủ vườn thú tại vùng Pondicherry của Ấn Độ. Cậu say mê tôn giáo và cùng một lúc theo cả đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa. Để tránh những biến cố chính trị, gia đình cậu chuyển toàn bộ vườn thú tới Canada trên một con tàu của người Nhật Bản. Con tàu đã gặp một cơn bão lớn và Pi lạc mất gia đình mình, cậu sống sót trên chiếc thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal có tên Richard Parker, một con linh cẩu và một con đười ươi và một con ngựa vằn. Cuối cùng, chỉ còn lại con hổ và cậu lênh đênh trên biển. Sử dụng những hiểu biết về nuôi dưỡng thú hoang, Pi đã duy trì sự sống của cả cậu và Richard Parker cho tới khi cả hai dạt lên một bờ biển.
Hết phần cho biết trước nội dung.

Bản dịch tiếng Việt

Cuộc đời của Pi được xuất bản tại Việt Nam năm 2004 bởi công ty Nhã Nam. Bản tiếng Việt do dịch giả Trịnh Lữ chuyển ngữ. Cuộc đời của Pi được trao giải thưởng dành cho văn học dịch của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004.

Phim chuyển thể

Tiểu thuyết được Mỹ chuyển thể thành phim, do Lý An đạo diễn, Suraj Sharma đóng vai chính, ngoài ra có sự tham gia của Shravanthi Sainath,Tabu (diễn viên Ấn Độ), Adil Hussain, Irrfan Khan (diễn viên Ấn Độ), Gérard Depardieu (Pháp), Rafe Spall (Anh), đầu tư 120 triệu USD dự kiến công chiếu 21. 11. 2012.


Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Cuộc_đời_của_Pi

http://www.loidich.com/library/download.php?id=1498

------------------------------------------------------------------------------------------------------------









LIFE OF PI   












http://vuaphim.net/phim-online-cuoc-doi-cua-pi-tap-Full-server-80-407777.html




Xuân  Ý .








( Đây là bài thơ tôi làm theo Hán ngữ , tạm dịch như sau :

Mùa xuân , giấc mộng , cung đàn , thi ca và rượu nồng .
Có quá khứ và tương lai ta mới biết ai là bằng hữu .
Mùa xuân quay về , ta lại gặp người xưa .
Mặt trời và mặt trăng cùng hòa trong nhịp điệu hoan lạc . )




Xuân,Mộng,Đàn,Thơ,Rượu
Bạn hữu theo tháng năm
Xuân về ta gặp lại ,
Ngày sáng với trăng rằm 





Xuân,Mộng,Cầm,Thi,Tửu
Khứ lai tri bằng hữu
Xuân đáo kiến cố nhân ,
Nhật nguyệt giai lạc vũ







Chào xuân mới .

Trần hồng Cơ .
28/01/2013 

Cảm tác khi đọc bài Mơ Xuân
Nguồn :  http://pnguyencuong.blogspot.com/2013/01/mo-xuan.html




Xuân họp mặt .

Lắng nghe mùa xuân về .

Phút giao thừa lặng lẽ .

Thì thầm mùa xuân .

Cám ơn một đóa xuân ngời .





Xuân họp mặt .

Xuân và tuổi trẻ .

Hoa cỏ mùa xuân .





















Bấm vào tranh về đầu trang.
**

-------------------------------------------------------------------------------------------  

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .




Trầm Tưởng - Kahlil Gibran . (V)









*******************************************
nguồn: vietmessenger

Đăng Quang dịch


Lời dịch giả

Trầm tưởng sưu tập những dòng tư tưởng và phút giây trầm mặc của nhà thi sĩ và tiên tri Kahlil Gibran, người gốc Liban, nguuyên tác Ả-rập ngữ, được chọn và dịch bởi Anthony R. Ferris dưới nhan đề Thoughts and Meditation (The Citadel Press, New York, tái bản lần thứ tư, 1969). Bản dịch sang Việt ngữ này đã dựa vào bản Anh dịch nói trên, ngoại trừ truyện ngắn "Martha" đã được so với bản Anh dịch của H. M. Nahmad, trong cuốn nhan đề Nymphs of the Valley của Gibran (Alfred A. Knopf. Inc. New York, tái bản lần thứ mười ba, 1969).

Đăng Quang


*******************************************
Các bạn thân mến ,
Có những lúc chúng ta cảm thấy sự cô đơn và trống trải trong cuộc đời đầy sóng gió , sự bất an và khắc khoải về tương lai của kiếp người vừa hạnh phúc lẫn khổ đau . Chúng ta sẽ có lúc đối diện với dòng tư tưởng phản hồi của chính mình và tự đặt ra nhiều câu hỏi , tại sao ? như thế nào ? ở đâu ? do đâu ?... ta sẽ làm gì để tìm thấy đáp ứng cho những câu hỏi đó . 
Trầm tưởng mà Kahlil  Gibran để lại sẽ cho chúng ta những hương vị ngọt ngào , cảm xúc của sự thanh thản và bình dị .
Chúng ta bỗng thấy cuộc đời đầy ý nghĩa và cả sự vô nghĩa , tình yêu mạnh mẽ nhưng mỏng manh , chân lý vừa xa xăm nhưng thật gần gũi . Đó là sức mạnh của tư tưởng .


















Bấm vào tranh về đầu trang.
**








-------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
 Albert Einstein .






NGÔ TẤT TỐ - Lều chõng .

Phần 1 .

 







------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 

 Albert Einstein .







NGÔ TẤT TỐ - Lều chõng .

Phần 2 .




Xem tiếp


Vườn THƠ VĂN 1 .

Vườn THƠ VĂN 2 .

Vườn THƠ VĂN 3 .

Vườn THƠ VĂN 4 . 

Vườn THƠ VĂN 5 .




-------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
 Albert Einstein .


Suối ÂM NHẠC 3

Suối ÂM NHẠC 3 .



JOSE JOSE  *\|`*.. và sự nghiệp âm nhạc  
♫ ☼ ♪

Phần 1 .






TIỂU SỬ .

José José (sinh José Romulo Sosa Ortiz ngày 17 tháng 2 năm 1948) là một ca sĩ Mexico .

Cũng được biết đến trong thế giới giải trí như El Príncipe de la Canción (The Prince of Song), tài năng của ông được công nhận qua những  bản ballad lãng mạn và đặc biệt là giọng hát của mình. Giọng nói truyền cảm của Jose cũng thu hút được sự ca ngợi từ các đồng nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc và truyền thông.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Mexico trong một gia đình nhạc sĩ, José José bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình ở tuổi thiếu niên đầu tiên của ông bằng việc chơi guitar và hát các bản dạ khúc serenade. Sau đó ông tham gia ban nhạc jazz và bossa nova 3 nơi ông đã hát và chơi dụng cụ bass  . José trở thành một nghệ sĩ solo thành công trong đầu những năm 1970. Thể hiện khả năng giọng hát của mình với màn trình diễn bậc thầy của bài hát "El triste" trong một lễ hội âm nhạc Latin vào năm 1970, ông đã leo lên bảng xếp hạng Latin trong thập kỷ này.



Trong những năm 1980, sau khi ký kết với Ariola Records, ông đã nhanh chóng nổi tiếng là một trong những người biểu diễn tài năng và thành công nhất ở châu Mỹ Latinh. 1983 album Secretos  của ông đã bán được hơn 7 triệu bản trên toàn thế giới. Với một loạt các hit lớn, ông đã nhận được đề cử giải Grammy  quốc tế . Những đĩa hát của ông đã được bán ra ở những địa điểm nổi tiếng như Madison Square Garden và Radio Music Hall. Âm nhạc của ông đã vươn đến các nước không nói tiếng Tây Ban Nha như Nhật Bản, Israel và Nga. Trong những năm 1990,  sự nghiệp của ông bắt đầu giảm sút bắt đầu từ các vấn đề sức khỏe và thói quen nghiện rượu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất giọng của ông . José cũng đã từng là một diễn viên, ông đóng vai chính trong phim Gavilan o Paloma và Perdóname Todo.

Trong sự nghiệp đã kéo dài hơn bốn thập kỷ, hiệu suất của Jose  và giọng ca rất đặc biệt của ông đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ pop Latin. Do chất giọng , tài năng , sức hoạt động và tính cách phổ biến mà ông đã đạt được, Jose được các phương tiện truyền thông , báo chí và nhân dân xem như là một biểu tượng của nhạc pop Latin .



 Khởi đầu cuộc sống 

José Romulo Sosa Ortiz sinh ngày 17 Tháng Hai, 1948 ở Azcapotzalco, Mexico City. Ông lớn lên trong một gia đình nhạc sĩ  Công giáo . Cha của ông, José Sosa Esquivel, là một giọng nam cao opera (tenor comprimario) và mẹ của ông, là Margarita Ortiz, là một nghệ sĩ piano cổ điển. Cha mẹ ông chưa bao giờ đạt được thành công nào tương đối lớn nên khi José bắt đầu quan tâm đến ca hát,  họ đã cố ngăn cản ông  , vì cho rằng quá khó khăn  trong lĩnh vực kinh doanh biểu diễn chương trình âm nhạc . Năm 1963, khi Jose được mười lăm tuổi, mẹ ông đã tặng cho con trai mình  cây đàn piano đầu tiên . Cùng năm đó, với tật nghiện rượu  cha ông từ bỏ gia đình, vì thế José phải lao vào làm việc để phụ giúp mẹ và em trai.


Khởi đầu sự nghiệp

José tiếp tục các nỗ lực của mình để trở thành một ca sĩ. Năm 1963, khi còn là một thiếu niên, ông đã khởi đầu sự nghiệp của mình với các bản serenade. Năm 1966, José bắt đầu ca hát và chơi bass với bossa nova và một ban nhạc jazz khác có tên là "Los PEG". Ban nhạc chơi tại những địa điểm nhạc jazz chính của Mexico City, nơi các nghệ sĩ như Dizzy Gillespie, Erroll Garner, Antonio Carlos Jobim, João Gilberto đã từng biểu diễn .


Năm 1967, Jose bắt đầu tìm kiếm sự nghiệp solo, ông ký một hợp đồng nhỏ trong phiên bản hai đĩa đơn dưới tên "Pepe Sosa". Với danh xưng Pepe Sosa, ông tiếp tục phát hành bài hát "El mundo" (Jimmy Fontana của "Il Mondo") và "Ma Vie" nhưng không thành công. José trở về với dòng nhạc serenade và chơi với "Los PEG" trong các câu lạc bộ ban đêm. Một thời gian ngắn sau đó ông rời Los PEG ", lấy tên nghệ thuật" là José José "( cũng nhằm mục đích vinh danh người cha mình ), Jose đã ký một hợp đồng với RCA Victor và thu âm album đầu tiên của mình có tên : Cuidado. Album bao gồm các bài hát của Rubén Fuentes và Armando Manzanero. Những âm thanh của album là một sự kết hợp của bolero và các bản ballad lãng mạn với một ảnh hưởng của nhạc jazz và bossa nova. Vì chất lượng khá hay, album đầu của ông đã được ca ngợi từ các nhà phê bình tuy nhiên đã không đạt được sự phổ biến rộng rãi .



Jose Jose nỗ lực học hỏi và kiên trì rèn luyện,  nên trong thời gian cuối những năm 1960, danh tiếng của ông đã bắt đầu tăng lên, các buổi biểu diễn của Jose đã xuất hiện rất nhiều trên các chương trình truyền hình khác nhau. Với những bài hát như "Una mañana" và "Cuidado", José bắt đầu  nhận được sự chú ý từ người dân và các phương tiện truyền thông.

Thập niên 1970 : Ca khúc "El triste" nổi tiếng 

Khoảng giữa 1960-1970 , Jose phát hành bài hát "La nave del olvido" , ngay lập tức thành hit đầu tiên của mình ở Mexico và Mỹ Latin, và thu âm album thứ hai của mình: La Nave Del Olvido. Một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực ca nhạc của José   là  ngày 25 tháng Ba, năm 1970, khi ông đại diện cho Mexico trong festival ca nhạc quốc tế, "II Liên hoan de la Canción Latina" với  chất giọng tuyệt vời qua bài hát "El triste ".



Hiệu suất của các bài hát của ông rất ấn tượng , gây ra những giọt nước mắt, những biểu hiện của sự ngạc nhiên và cổ vũ từ rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Angélica María, Alberto Vázquez, Marco Antonio Muniz, hầu hết ban giám khảo và khán giả trong Ferrocarrilero Teatro ở Mexico City. Nhưng thực tế José José chỉ đứng ở vị trí thứ ba và sự kiện này đã gây nên cú sốc đối với khán giả .  Sau khi top hit  "El triste" được phổ biến , phong cách ballad lãng mạn của ông pha trộn với một chất giọng độc đáo làm cho Jose nổi lên như một ngôi sao  ở Mexico. Ông bắt đầu chuyến lưu diễn quốc tế đầu tiên của mình đến Los Angeles, Miami, Puerto Rico, Guatemala, Costa Rica, Brazil và Argentina. Trong lĩnh vực điện ảnh , Ông cũng từng đóng vai chính trong các bộ phim nhỏ như  Sueño de amor và La carrera del millón . Sau đó José đã đến biểu diễn tại Palladium Hollywood Bowl tại kinh đô ánh sáng Hollywood.