Tình cỏ lá .
Ngày xưa giữa lối vàng hoa
Khói lam , nhỏ bảo : anh là đá mây .
Chút tình cỏ lá ngất ngây ,
Gửi nhau một cái ngoéo tay thật thà .
Dịu dàng dáng nhỏ về xa ,
Chiều nay ở lại dưới hoa một mình .
Nhớ thương mười ngón tay xinh ,
Anh về còn giữ mãi tình khói sương .
Cúi tay ngắt nụ hải đường ,
Trông vời tóc nhỏ vấn vương một đời ...
Em về quấn quýt cùng người ,
Bỏ quên vân cũ , tiếng cười ngày xưa .
Trăm năm ngõ hẹp đường mưa ,
Thương hoài ngày tháng đón đưa ngại ngần .
Một mai khép lối ân cần
Cũng xin còn được một lần mắt xanh .
Trần .
HẠ NHỚ.
( để nhớ lại những mùa hè tuổi thơ )
Đong đầy sợi nắng vàng hanh ,
Con đường áo lụa , long lanh mắt buồn .
Hoa ơi ! Phượng đỏ sân trường
Ve ơi ! dạo khúc nhớ thương mùa hè
Mình anh đợi nhỏ ra về
Chiều rơi lặng lẽ tóc thề thả buông .
Bao giờ kể với nhỏ thương
Nỗi lòng giấu kín vấn vương bóng hình .
Anh mong ngày tháng vô tình
Trôi đi nhanh mãi cho mình gặp nhau .
Mây xanh bàng bạc trên đầu
Tiếng chim sáo hót gửi sầu vu vơ .
Lời yêu chưa ngỏ bao giờ
Dịu dàng khuya sớm bài thơ tỏ tình .
Khi nào nhỏ lại gặp mình ?
Bâng khuâng nỗi nhớ , lặng thinh tiếng cười .
Một người vui với biển trời
Một người xuống phố thấy đời buồn tênh .
Trưa nắng trong sân nhà .
Trần hồng Cơ
09/03/2012
Xuân sắc
Mùa xuân đã quay về như ngàn năm trước đó ,
Có gì mới không trong nhan sắc xuân xưa ?
Ta vẫn thấy em dịu dàng , đôi cánh bướm đung đưa ,
Mái tóc mây bồng bềnh , trôi trên bầu trời quang đãng .
Nắng vàng ngập ngừng bước trên bậc thềm dĩ vãng
Cố gắng lục tìm những giọt sáng tuổi thơ
Ôi sắc xuân tàn tạ tự bao giờ
Thời gian như thể bất ngờ thoáng qua .
Mùa Xuân năm ấy chúng ta cũng vừa tròn đôi tám
Nét xuân tươi thấm đẫm tóc học trò .
Hít thật sâu vào lồng ngực , những hơi thở thanh xuân
Nguồn sinh lực mới của đất trời muôn thuở .
Xuân ! xuân ! Em đã đến với mọi nhà dù rất nhiều trắc trở
Một thân thể mùa xuân tươi đẹp những ước mơ
Gác lại sau lưng bao lo lắng suy tư
Ta lại gặp em rồi , chào một mùa xuân mới !
Những mùa xuân đến với tôi thật đầy đặn tinh tươm
Đẹp làm sao khi em khoác lên mình nếp xưa lề cũ .
Bé chúc ông bà , mẹ cha sống lâu thêm trăm tuổi
Lớn chúc bạn bè , đồng nghiệp nhiều hạnh phúc an khang
Tiếng pháo giao thừa giòn giã nổ vang
Bừng sáng sắc xuân soi dáng hình em luôn trẻ mãi .
Thời gian qua mau đã bao lần xuân trở lại ?
Những nét chân chim giờ hằn dấu trên em ?
Chẳng còn mùa xuân tươi đẹp êm đềm
Cũng không thấy dáng xuân hiền năm xưa .
Chỉ có mùa đông rét mướt những cơn mưa
Tiếng gió lạnh lùng thổi qua, vô cùng tàn nhẫn .
Những lo toan vất vả , trong cuộc đời chó má
Điều chúng ta trân trọng gọi cuộc sống con người
Sao buồn quá , mất nhiều hơn được .
Bạn bè tôi ơi đã xa rồi những tháng năm tươi đẹp .
Những nụ cười khinh bạc , những ánh mắt vô tình
Chỉ thấy hả hê trong cơn khát lưu linh
Làm sao xuân quay lại khi mối tình tan vỡ ?
Giọt sương long lanh trên nhành mai mới nở
Nhắn với tôi : này bạn ơi , xuân vẫn trở về
Một mùa xuân với sức sống tràn trề
Sắc xuân ấy giờ vẫn chưa phai nhạt .
Bạn với tôi , thế thôi , không bao giờ cô độc
Với gia đình , công việc , với tình yêu .
Khi nụ xuân xinh đẹp mỹ miều
Hôn lên trán những đứa con ngây thơ hiếu thảo
Chúng ta thấy lòng mình tan chảy đi cơn bão
Để bắt đầu niềm tin mới hồi sinh .
Một chút phấn son tô điểm nét nguyên trinh ,
Và xuân hỡi , em với tôi bất tận .
Khi ngắm nhìn giọt sương trong nắng xuân
31/01/2012
Trần hồng Cơ
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
TÌNH THƠ
Tôi yêu nàng thuở đầu xanh tuổi trẻ ,
Một mối tình thơ không chút muộn phiền .
Chẳng so đo , đâu tính toán bạc tiền ...
Mà cây tình ấy vẫn đơm hoa kết trái .
Chúng ta chỉ hẹn hò nhưng chưa hề áy náy ,
Có hề chi hai ánh mắt đợi chờ ?
Bàn tay nào thơm mùi mực viết học trò ,
Đã nắn nót thả câu thơ sai vần và lỗi nhịp .
Những sáng tinh mơ trên con đường đi học ,
Nàng vẫn bên tôi thủ thỉ nỗi ước mơ .
Không cô đơn khi lỡ bước lúc bơ vơ
Tuổi còn bé nên tôi chẳng biết gì để nói .
Những lúc học hành mệt nhoài buổi tối
Nàng ngồi bên khung cửa sổ đầy hoa
Mỉm nụ cười lặng lẽ
dưới đôi cánh ánh sao sa
Tôi như thấy trái tim bừng sống lại .
Rồi thời gian trôi đi ,
cuộc đời gió bụi .
Những cơn lốc xoáy
giật tung từng mái ấm gia đình .
Tôi đánh mất tình nàng trong cuộc mưu sinh ,
Để tồn tại trong hành trình đầy khắc nghiệt .
Bạn có biết không ?
Ôi cái đói cồn cào trong da thịt
Những lúc xé lòng thèm khát được ăn no .
Làm thế nào để giữ mối tình thơ ?
Đành rơi nước mắt chia tay người yêu cũ .
Chỉ cần ít thôi một đôi điều là đủ ,
Tôi vẫn cô đơn nhưng không thể đợi chờ .
Trái tim quen kiêu hãnh nay đã hững hờ ,
Nàng vắng bóng rồi tôi cũng cúi đầu im lặng .
Bàn tay ấy nay cầm viên phấn trắng ,
Quên mất đi những nét bút ngày xưa .
Không còn nhịp thở thổn thức những vần thơ
Không còn tìm được tình nàng trong trang giấy .
Rồi một đêm khuya ngồi suy nghĩ một mình
bóng dáng người xưa bỗng tràn đầy trong ký ức .
Sao tôi vẫn thấy nàng .
Phải , nàng thơ vẫn sống trong hiện thực .
Sau những nhọc nhằn vất vả cuộc mưu sinh .
Tôi vẫn nắm được tay nàng ,
tình thơ ơi với đôi tay sần sùi cơm áo .
Sớm mai nghe tiếng chim trong vườn ,
15/09/2011
Trần hồng Cơ
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
TÂM HỒN THƠ CHAI ĐÁ .
Ba mươi ba năm qua thời gian như tia chớp ,
Tôi giật mình nhìn sợi tóc trước gương .
Những ngày tháng trôi đi có bao giờ dừng lại ,
Tâm hồn ta ơi thơ chai đá mất rồi .
Có những đêm với ảo mộng mịt mùng ,
Thâý mình nhỏ lại tựa như Hoàng tử bé .
Phải , tim ta đã mỏi mệt trên những cánh đồng ,
Sau biết bao nhiêu tháng năm cày ải .
Một mối tình cho thơ ta vẫn không có nổi ,
Nợ miếng cơm manh áo quá nặng vai .
Bạn ta hỡi sao bao ngày tháng cũ ,
Có khi nào ký ức chẳng nhạt phai ?
Ngượng ngập thay cho tay ta cầm bút ,
Nhưng kìa niềm vui lại ùa đến bất ngờ .
Mái tóc điểm sương chưa bao giờ run rẩy ..,
Mà sao tim ta rung động thật diệu kỳ .
Một đêm làm thơ với đôi tay lóng ngóng ,
Chẳng biết viết gì để mở cửa trái tim .
Thật khổ sở nặn từng con chữ ,
Bạn thơ ơi xin dừng bước trước một người ,
bao năm phiêu lưu chìm trong khó nhọc .
Chớ tiếc chi bạn hỡi nở nụ cười .
TRẦN HỒNG CƠ
Khuya nhìn mình trong gương
30/08/2011
10:57 AM
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Đôi dép
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia xẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia .
< Sưu tầm >
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
CUỒNG VŨ .
Trên đỉnh núi cao kia ,
Tung hoành - chim đại bàng lướt gió .
Liệu có khi nào , gục ngã trước cơn lốc thời gian ?
Đôi cánh chim bay vượt đại ngàn ,
Chẳng bươn theo dấu bầy đàn thân quen ...
Chúng đã hiểu rằng :
Nếu cứ mãi bon chen trong cõi đời vô định ,
Có tự do nào bằng trời đất bao la ?
Biết bao nhiêu năm tháng đã trôi qua
Chinh phục áng mây xanh , đón ánh sáng chan hòa .
Tiếng kêu xé nát ,
hấp hối niềm tin ,
kẻ mù lòa chân lý .
Chúng đoán biết :
Trong cuộc chơi huyền bí ,
Tạo hóa vần xoay theo quỹ đạo muôn đời .
Hết sớm trưa chiều tối ,
Năm tháng dẫu chuyển dời ,
Nhưng điệu cuồng vũ
Trong đất trời vẫn luôn sống mãi .
Đôi cánh giang hồ ung dung và tự tại ,
Chán kiếp ăn nhờ ở đậu chốn lầu son ,
Có màng chi cảnh cao thấp thiệt hơn ,
Ta sẽ quay về với núi non hùng vĩ .
Ai thấy được trái tim
chim đại bàng rên rỉ ?
Trước những nỗi đau liêm sỉ ,
nơi cuộc sống đời thường .
Cũng đói no , cũng tàn tạ bi thương ,
Gấp đôi cánh , gục đầu , và cầu xin sự sống .
Ôi tâm thức ấy như mặt hồ xao động ,
Trước khao khát tự do hay giấc mộng tầm thường,
Chọn cuộc sống vui hay kiếp nô lệ đêm trường ?
Để không thấy ánh mặt trời sáng soi chân lý ?
Bay đi thôi , bay đi thôi ... hỡi cánh chim thế kỷ
Không còn gì vui nếu trở lại bóng đêm .
Những tiếng kêu nức nở của con tim
Đang ùa vỡ với tình yêu cuộc sống .
Ngước nhìn cánh chim bay .
Trần hồng Cơ
18/02/2012
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
BẢN THỂ .
nhìn điệu vũ cuồng say nơi loài chim hoang dã ,
mơ ước sống tự do trên dốc núi chập chùng ,
chẳng sợ lo chi trong giông tố mịt mùng
tuy đói khát vẫn thủy chung với tình yêu cuộc sống .
những sải cánh tung bay trên bầu trời cao rộng ,
như khắc họa nên bao ý chí ước mơ
không chỉ trở thành trác tuyệt những vần thơ .
mà đứng dậy vươn vai với niềm tin chân lý .
ta cũng vậy khi dệt thơ thành ý ,
chẳng niêm luật nào trói buộc được trái tim .
ta sẽ vẫn là ta trong bóng tối lặng im ,
khi vầng thái dương rực rỡ trở về
ta không hề tủi nhục ,
khi vẫn thấy mình không mất đi
trên cuộc đời ô trọc ,
nét tinh khôi như sương sớm ban mai.
ta sẽ vẫn là ta chứ chẳng thể giống ai
dẫu có chịu thiệt thòi vì bao điều ác ý .
Trần hồng Cơ
21/03/2012
*******************************************************
CẢM TÁC VỀ NHƯ KHÔNG * cohtran@
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nguồn vnthuquan.net
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Báu vật của người Khùa |
====================================================================
Quo Vadis (tiểu thuyết)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quo Vadis: Tiểu thuyết về thời Nero | |
---|---|
Trang bìa ấn bản đầu tiên tại Mỹ |
|
Tác giả | Henryk Sienkiewicz |
Tựa gốc | Quo vadis. Powieść z czasów Nerona |
Quốc gia | Ba Lan |
Ngôn ngữ | Tiếng Ba Lan |
Thể loại | Tiểu thuyết lịch sử |
Nhà xuất bản | Polish dailies (in serial) & Little, Brown (Eng. trans. book form) |
Ngày phát hành | 1895 |
Kiểu sách | In (báo, Sách bìa cứng & Sách bìa mềm) |
ISBN | NA |
Bản tiếng Việt | |
Người dịch | Nguyễn Hữu Dũng |
Bối cảnh sáng tác
Năm 1912, trong bức thư viết cho nhà khảo cổ và cũng là nhà phê bình văn học Pháp Boyer d'Agen, Henryk Sienkiewicz cho biết nguồn cảm hứng đề ông viết tác phẩm này bắt đầu vào năm 1893 khi ông có dịp thăm nhà thờ Quo Vadis (Chiesa del Domine Quo Vadis) tại Rome. [2] Ngôi nhà thờ này được dựng nên tại nơi Phi-e-rơ gặp Chúa Giê-xu khi ông chạy trốn. Theo truyền thuyết của Hội Thánh, khi cơn bách hại Cơ-đốc giáo tại Rome dâng cao, Sứ Đồ Phi-e-rơ định bỏ chạy khỏi thành phố. Khi ông vừa ra khỏi thành, ông gặp Chúa Giê-xu đi vào. Phi-e-rơ dùng câu hỏi, mà ông từng hỏi Chúa trong Phúc Âm Giăng 13:36, để hỏi: "Lạy Chúa! Ngài đi đâu?" Chúa Giê-xu trả lời: "Vì ngươi bỏ dân ta nên ta vào Rome để bị đóng đinh lần thứ hai." Nghe câu nói đó, Phi-e-rơ tỉnh ngộ, quay lại Rome và cùng chịu tử vì đạo với những tín hữu tại đó.Nội dung
Quo Vadis thuật lại chuyện tình giữa một thiếu nữ Cơ-đốc, tên là Ligia (hoặc Lygia), và Marcus Vinicius, một quý tộc La mã. Chuyện xảy ra tại thành Rome dưới thời hoàng đế Nero khoảng năm AD 64.Giá trị
Trước khi viết tiểu thuyết này, Sienkiewicz đã nghiên cứu rất kỹ về Đế quốc La mã với mục đích trích dẫn các dữ kiện lịch sử được chính xác. Do đó, có một số nhân vật lịch sử xuất hiện trong tác phẩm. Nhìn chung, tác phẩm truyền tải một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ Cơ-đốc giáo. Ngoài ra, tác phẩm cũng gián tiếp giải thích về nguồn gốc sâu xa của Cơ-đốc giáo tại Ba Lan. Ligia, nhân vật nữ trong câu chuyện, là công chúa của bộ tộc Ligia, tiền thân của người Ba Lan hiện nay. [3]Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1895 tại Warsaw và hoàn tất ngày 18/02/1896 tại Nice. Vào năm 1895, tác phẩm được in từng phần trên ba nhật báo Ba Lan tại các thành phố Warsaw, Poznań và Kraków. Vài tháng sau khi tác phẩm hoàn thành, năm 1896 nhà xuất bản Genethner & Wolff in thành sách (3 tập). [4] Hiện nay, Quo Vadis đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ. Cuốn tiểu thuyết này đã giúp Sienkiewicz đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1905.
Nhiều phim đã được dựng dựa trên Quo Vadis. Phim nổi tiếng nhất là phim do Hollywood sản xuất Quo Vadis vào năm 1951. Đây cũng là phim ăn khách nhất tại Hoa Kỳ vào năm đó.
Những nhân vật trong Quo Vadis
- Marcus Vinicius là một nhân vật lịch sử. Ông là một sĩ quan cao cấp và là một quý tộc La Mã, vừa trở lại Rome. Khi về đến nơi, Marcus gặp và yêu Ligia. Ông hỏi ý kiến của người cậu của mình là Petronius làm thế nào để sở hữu nàng.
- Calina là một nhân vật hư cấu. Đây là tên thật của thiếu nữ này nhưng mọi người gọi nàng là Ligia (một số bản dịch gọi là Lygia). Ligia con gái của một vua Ligians đã băng hà. Ligians là một bộ tộc dã man, do đó thiếu nữ này được biết dưới tên cô gái Ligia. Ligia hiện đang bị giữ làm con tin bởi Quốc Hội và dân chúng Rome. Cô bị quên lãng nhiều năm bởi dân tộc mình. Là một người đẹp tuyệt vời, cô cũng là một Cơ-đốc nhân - một điều mà Marcus không biết.
- C. Petronius là một nhân vật lịch sử. Ông được biết đến với danh hiệu là "người điều tiết lịch lãm", vốn là cựu thống đốc của Bythinia. Petronius là thành viên của triều đình Nero. Ông dùng sự khôn ngoan của mình vừa nịnh bợ vừa châm chọc Nero. Petronius được người La Mã thích vì những quan điểm phóng khoáng. Với một chút làm biếng và vô đạo đức, ông cố gắng giúp người cháu của mình, nhưng âm mưu xảo quyệt của ông đã bị những người bạn Cơ-đốc của Ligia ngăn trở.
- Eunice là một nhân vật hư cấu. Eunice là một nô lệ trong nhà Petronius. Eunice là một phụ nữ Hy Lạp xinh đẹp, nàng yêu ông chủ mình, mà ông không hề biết.
- Chilon Chilonides là một nhân vật hư cấu. Chilon là một kẻ bịp bợm và là một thám tử tư. Ông được Marcus mướn đi tìm Ligia. Trong nhiều bộ phim, nhân vật này bị loại bỏ, ngoại trừ loạt phim nhiều tập do Ba lan sản xuất vào năm 2001. Tuy nhiên trong tiểu thuyết, Chilon đóng một vai trò quan trọng. Một kẻ phản bội đôi và kết cuộc của hắn là nguồn cảm hứng từ Thánh Dismas.
- Nero là một nhân vật lịch sử. Nero được minh họa như là một hoàng đế bất tài, nhỏ mọn và tàn ác, bị thao túng bởi quần thần. Ông thích nghe lời của những kẻ tâng bốc và dối gạt.
- Tigellinus là một nhân vật lịch sử. Tigellinus là thủ lãnh quyền uy của Đội Ngự Lâm Praetorian. Ông là đối thủ của Petronius trong việc giành ân huệ của Nero và là người xúi giục Nero làm nhiều điều gian ác.
- Poppaea Sabina là một nhân vật lịch sử, là vợ của Nero. Bà vô cùng ghen ghét Ligia.
- Claudia Acte là một nhân vật lịch sử. Bà là một nô lệ và từng là người tình của Nero. Nero đã chán và quên lãng Claudia, nhưng bà vẫn còn yêu ông. Bà nghiên cứu niềm tin Cơ-đốc, nhưng nghĩ mình không xứng đáng để theo đạo.
- Aulus Plautius là một nhân vật lịch sử. Ông là một đại tướng La Mã đáng kính đã về hưu. Aulus đã lãnh đạo cuộc chinh phục Anh Quốc. Aulus dường như không biết - hay không muốn biết - rằng Pomponia, vợ của ông, và Ligia, con gái nuôi, là những người theo Cơ-đốc giáo.
- Pomponia Graecina là một nhân vật lịch sử, đã theo Cơ-đốc giáo. Bà rất được kính trọng. Aulus và Pomponia là cha mẹ nuôi của Ligia nhưng họ không biết làm thế nào để hợp thức hóa việc này. Theo luật La Mã, Ligia vẫn là con tin của nước La Mã, tức thuộc về hoàng đế, nên cặp vợ chồng già này chỉ có trách nhiệm chăm nom mà thôi.
- Ursus là nhân nhân vật hư cấu, là người bảo vệ Ligia. Là người cùng bộ tộc với Ligia, Ursus từng phục vụ người mẹ quá cố của Ligia. Ursus rất trung thành với công chúa của mình. Là một tín hữu Cơ-đốc, Ursus cố gắng vâng giữ những lời dạy dỗ trong niềm tin Cơ-đốc măc cho kích thước to lớn, sức mạnh và đầu óc thiếu văn minh của mình. Ông được minh họa như là một nhà quý tộc của những người thiếu văn minh.
- Thánh Phi-e-rơ là một nhân vật lịch sử. Ông được mô tả là một cụ già mệt mỏi với trách nhiệm phải rao truyền sứ điệp về Đấng Cứu Thế. Phi-e-rơ kinh ngạc về quyền lực của La Mã và sự tàn ác của hoàng đế Nero, người mà ông gọi là Con Thú. Đôi khi Phi-e-rơ hoang mang không biết mình có thể tiếp tục gieo và bảo vệ 'hạt giống tốt' của niềm tin Cơ-đốc hay không.
- Thánh Phao-lô là một nhân vật lịch sử. Ông là người nhận trách nhiệm chính mình cải đạo Marcus.
- Crispus là nhân vật hư cấu. Ông coi Cơ-đốc nhân là những người gần như cuồng tín.
Dữ kiện lịch sử
Sienkiewicz liên hệ một số sự kiện lịch sử và mang vào tiểu thuyết của ông, tuy nhiên sự chính xác của một vài sự kiện trong số những sự kiện đó cần phải được xem xét.- Vào năm AD 57, Pomponia bi buộc tội thực hành những "mê tín ngoại quốc," từ ngữ thường được hiểu là theo Cơ-đốc giáo. Tuy nhiên, đến lúc đó Cơ-đốc giáo vẫn chưa hình thành rõ ràng. Theo truyền thống cổ xưa của La Mã, Pomponia bị xử tại tòa án gia đình bởi chính người chồng của mình là Aulus, (vị gia trưởng), nhưng sau đó được tha bổng. Dầu vậy, những dòng chữ khắc trên hầm mộ của Thánh Callistus tại Rome ám chỉ rằng những thành viên của gia đình Graecina thật sự là những tín hữu Cơ-đốc.
- Lời đồn rằng Vespasian ngủ gục trong lúc bài hát của Nero được ký thuật bởi Suetonius chép trong Lives of the Twelve Caesars.
- Cái chết của Claudia Augusta, đứa con duy nhất của Nero, vào năm AD 63.
- Những Trận Đại Hỏa Hoạn tại Rome diễn ra vào năm AD 64, mà tiểu thuyết cho rằng được gây nên bởi những sắc luật của Nero. Chưa có bằng chứng rõ ràng nào ủng hộ quan điểm này, và cũng nên nói rằng hỏa hoạn rất phổ biến tại Rome vào thời đó.
- Việc tự tử của Petronius hoàn toàn dựa vào ghi chú của Pliny the Elder.
Những tương tự với vở kịch của Barrett
Năm 1896, lúc Quo Vadis được in thành sách, cũng là năm mà nhà quản lý kịch sĩ Wilson Barrett sản xuất vở kịch Dấu Thập Tự rất thành công trên sân khấu. Mặc dầu Barrett không bao giờ nhìn nhận nhưng vài dữ kiện trong vở kịch rất giống những tình tiết tuơng tự trong Quo Vadis. Trong cả hai, một quân nhân La Mã tên là Marcus yêu một thiếu nữ Cơ-đốc và mong muốn sở hữu cô. Trong tiểu thuyết tên thiếu nữ là Ligia nhưng trong vở kịch là Mercia. Nero, Tigellinus và Poppea là những nhân vật chính cả trong vở kịck và tiểu thuyết, và trong cả hai, Poppea say mê theo đuổi Marcus. Tuy nhiên, Petronius, không xuất hiện trong Dấu Thập Tự, và kết cuộc trong vở kịch khác hơn đoạn kết của Quo Vadis.
Chú thích
- 1^ United Bible Societies, Thánh Kinh Tin Lành, 1926
- 2^ Nhà Xuất Bản Văn Học, Quo Vadis, Tập I, trang 7, 1986
- 3^ Nhà Xuất Bản Văn Học, Quo Vadis, Tập I, trang 9, 1986
- 4^ Nhà Xuất Bản Văn Học, Quo Vadis, Tập I, trang 8, 1986
Liên kết ngoài
- Quo Vadis, tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg, translated by Jeremiah Curtin
- Quo Vadis at Google Books, translated by Dr. S. Abinion and M. De Lipman
------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾNG ĐÊM
Mắt huyền khép lại
Và nhìn quanh thế giới
Đôi mi chìm dần
không chạm tới nỗi đau
Khi cơn mơ êm đềm
Lướt mau trên biển biếc ,
Em bay về anh
tìm hơi ấm thật sâu .
Hơi thở thì thầm
Dưới vầng trăng bí ẩn
Một nụ cười tinh tú
Tỏa sáng trên cao .
Em nhủ lòng mình
trong giấc mơ sương khói
Trái tim yêu
mãi nơi đây
Những giây phút ngọt ngào .
Trước khi bóng tối tan nhanh
Và bình minh rạo rực
Hy vọng! hy vọng ,
em biết bao hy vọng
Ôi một niềm hy vọng
rất mong manh
Trong tối tăm
bất tận ánh khuya xanh
Em sẽ tìm thấy anh
trước khi tan đêm tối
Đã hơn một lần
Em băn khoăn sầu rối
Đi hết một con đường
Không kết thúc đẹp đôi
Nhưng kìa trái tim em
Sao cứ nhắn nhủ không thôi
Yêu mãi nơi đây
Những phút giây hiện thực .
Trước khi bóng tối tan nhanh
Và bình minh rạo rực
Hy vọng! hy vọng ,
em biết bao hy vọng
Ôi một niềm hy vọng
rất mong manh
Trong tối tăm
bất tận ánh khuya xanh
Em sẽ tìm thấy anh
trước khi tan đêm tối
Trần hồng Cơ
12/05/2012
Lòng thổn thức khi lắng nghe tiếng đêm .
====================================================================
Không xuất hiện trước hay sau ký ức ,
Chiếc đồng hồ đơn độc chở thời gian -
Sống khoan thai , không do dự hoang mang
Mỗi một khắc dáng duyên thênh thang mãi .
Dấu vết trên da bao gió sương dầu dãi ,
Nắng và mưa dệt những chuyện xuân thì .
Thế giới vẫn lung linh , bước luân vũ định kỳ .
Vẻ huyền bí đẹp thay ! ta chưa từng nhìn thấy .
Chẳng phải những điều bạn đã từng có đấy -
Để rồi lại mất đi , chỉ vô ích mà thôi -
Đẹp nhất ban cho và trao tặng cuộc đời
Điều đơn giản đó , là những gì cao quý nhất.
Trên cao kia đầy giáo điều chất ngất
Dẫu ánh thái dương và vầng nguyệt lụn tàn
Nhưng tình yêu vẫn rực rỡ nồng nàn
Vẫn lóe sáng lên những niềm tin bất tuyệt .
Phải đó bạn ơi ! trong tấn bi hài kịch
Hãy cứ bước đi dám đoán nhận cuộc đời
Chẳng ngại ngần chi lúc cần phải trả lời
Những vấn nghi mà ta chưa được hỏi .
Hãy bước vào cuộc phiêu lưu rong ruổi
Một mình ta , sẽ đối diện thiên đường
Nhìn thật sâu vào bản ngã vô thường
Hy vọng sống trong niềm tin hiện diện .
Sự cứu rỗi chẳng khi nào bao biện
Hãy cứ bước đi dám đoán nhận cuộc đời
Chẳng ngại ngần chi lúc cần phải trả lời
Chẳng ngăn cản được vòng quay sự sống .
Bạn trở lại với núi cao sông rộng ,
Hãy tái sinh để mở lối con tim
Hãy quay về nơi nguồn cội đức tin
Sóng tâm thức tuôn trào trên đại dương minh triết .
Trần hồng Cơ
08/05/2012
Khi nghe Jose Jose hát khúc tụng ca cuộc sống .
Volver a creer
No hay antes ni despues,
noy relojes ni plazos solo hoy,
vivir asi sin titubear
cada instante un encanto especial,
las huellas del tiempo en la piel
tejiendo historias que nos hacen crecer.
El mundo es como es,
lo más hermoso es lo que nunca ves
no es lo que tienes es lo que das
lo más simple es lo que vale más.
El sol siempre saldrá,
y la luna va a seguir enamorandonos
reinventando pasiones con su luz.
Entrégate a sentir
hay que atreverse a intuir,
sin dudar sin cuestionar acepta vivir,
ven abre tu crazón, embarcate en otra
aventura de amor.
Mira muy dentro de ti,
rescata la esperanza en donde el porvenir
tu presencia de existir.
Entrégate a sentir
hay que atreverse a intuir,
sin dudar sin cuestionar, acepta vivir,
y nada podrá detener, la rueda de la vida
te hace volver.
Volver a nacer
Volver a crecer
Volver a creer.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lý Thường Kiệt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- 南國山河
- 南 國 山 河 南 帝 居
- 截 然 定 分 在 天 書
- 如 何 逆 虜 來 侵 犯
- 汝 等 行 看 取 敗 虛
Mục lục |
Thân thế
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu [2] lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây (Cam Túc, Trung Quốc). Thân phụ ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông[2], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột[3].
Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát[4].
Làm tướng thời Thái Tông và Thánh Tông
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông. Đó là năm 1041.Trong 12 năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri khi 35 tuổi.
Lý Thánh Tông lên ngôi (1054), phong ông chức Bổng hành quân hiệu uý. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu thái bảo.
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả 5 châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Tháng 2 năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
Phụ chính thời Lý Nhân Tông
Ủng hộ Nguyên phi Ỷ Lan
Năm 1072, Lý Thánh Tông qua đời. Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, tức là vua Lý Nhân Tông. Trong triều Lý nảy sinh bè cánh: quyền hành nằm trong tay Thái sư Lý Đạo Thành và Thái hậu Thượng Dương họ Dương. Mẹ đẻ của Nhân Tông là Nguyên phi Ỷ Lan không được dự vào việc triều đình, bèn dựa vào Lý Thường Kiệt để nắm lấy quyền nhiếp chính.Lý Thường Kiệt khi đó làm Thái uý, chức vụ ở dưới Lý Đạo Thành. Ông ngả theo Nguyên phi Ỷ Lan để chống lại phe Dương thái hậu dựa vào Lý Đạo Thành. Sử không chép rõ về diễn biến việc tranh chấp quyền lực giữa hai bên, nhưng tới tháng 6 năm 1072 tức là 4 tháng sau khi Nhân Tông lên ngôi, phe Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt thắng thế, trong đó ngoài tác động của Ỷ Lan ở bên trong với vua Nhân Tông, có sự vai trò của võ tướng Lý Thường Kiệt.
Ỷ Lan xui giục Lý Nhân Tông ép Thái hậu Thượng Dương và 72 cung nữ phải chết theo vua Thánh Tông. Sau đó Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả gián nghị đại phu, ra trấn thủ Nghệ An. Ỷ Lan được tôn làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Theo ý kiến của Hoàng Xuân Hãn, việc xử chết Dương thái hậu và giáng chức Đạo Thành, một mình Ỷ Lan không thể thực hiện mà có vai trò của Lý Thường Kiệt, người nắm quân đội trong tay, trong khi Lý Đạo Thành vốn là quan văn và tuổi tác đã cao[5].
Từ đó Lý Thường Kiệt giữ vai trò phụ chính trong triều đình nhà Lý.
Chiến tranh với Tống
Tiên phát chế nhân
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[6], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[7].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[8].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[9].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[10]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[10], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[9].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[11]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
Phòng thủ sông Như Nguyệt
Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không dám tiến vào Đại Việt[12]. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kỵ binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.
Tuyến phòng thủ của quân Nam, Lý Thường Kiệt dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Lạng Sơn ngày nay. Về đường thủy, để chặn địch qua sông, quân Nam chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng[9].
Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng[9]. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi"[9].
Quân Tống tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.
Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến biển, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần[9].
Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.
Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan"[13].
Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn[10]. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.
Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng "Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào".
Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu.
Chiến tranh với Chiêm Thành
- Xem thêm: Chiến tranh Việt-Chiêm 1069
Dưới thời Lý Nhân Tông, ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn hai lần trực tiếp đi đánh Chiêm Thành vào các năm 1075 và 1104.
Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113) đem quân đánh và lấy lại 3 châu Địa Lý v.v. mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt đi đánh, phá được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
Khai quốc công
Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công. Sau lại có công nữa, ông được phong làm Thái úy. Ông là vị thái giám đầu tiên của các triều đại phong kiến Việt Nam có công đức và đóng góp cho đất nước.Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Bài thơ Nam quốc sơn hà
Bản gốc
|
|
Dịch thơ:
|
Tham khảo
- Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt, NXB Hà Nội
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, bản điện tử
- Lý Tế Xuyên, Việt Điện U Linh, Bản điện tử
- James Anderson (2007). The rebel den of Nùng Trí Cao. Univ of Washington Press. ISBN 0295986891.
Chú thích
- ^ Theo Tạ Chí Đại Trường trong sách Sử Việt đọc một vài quyển, về xuất xứ của tên gọi Lý Thường Kiệt, ông cho biết trong sách Tàu, viên tướng chỉ huy quân Nam đánh Ung Châu là Lý Thượng Cát. Tên này vốn có hàm nghĩa không đẹp, nên người ta gọi chệch đi là Lý Thường Kiệt (dẫn theo sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt)
- ^ Theo Đại Việt sử lược chép là Thái úy Quách Thạch Ích, còn An Nam Chí lược thì chép là Thái úy Quách Thịnh Dật
- ^ Theo văn bia "Cồ Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tính tự" (大瞿國太尉李公石碑銘并序 - Văn bia về Thái úy Lý công nước Cồ Việt) trên bia mộ của Đỗ Anh Vũ (niên đại phỏng đoán là 1159) tại làng Yên Lạc, tỉnh Hưng Yên
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 76-77
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 75-76
- ^ Họ Thân vốn là tù trưởng Giáp động, mang họ Giáp, nhưng vì mấy đời kết sui gia với nhà Lý, cưới công chúa nhà Lý nên đổi họ sang họ Thân
- ^ Việt Sử Lược
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 174
- ^ a b c d e f Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt
- ^ a b c Trần Trọng Kim - Việt Nam sử lược
- ^ Việt sử kỷ yếu - Trần Xuân Sinh, NXB Hải Phòng, 2004
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 221-222
- ^ Sách Việt Điện U Linh
Liên kết ngoài
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
|
- Lý Thường Kiệt
- Về lai lịch một "người Thăng Long gốc": Lý Thường Kiệt
- Thân Cảnh Phúc
- Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Xem thêm
- Nhà Lý
- Lý Thánh Tông
- Lý Nhân Tông
- Ỷ Lan
- Đỗ Anh Vũ
- Nam quốc sơn hà
- Phạt Tống lộ bố văn
- Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076
- Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077
hosovanhoa_Viet_bai_tho_tren_song_nhu_nguyet.
====================================================================
banyeuthoThứ ba, tháng ba 27, 2012 1:19:00 SA
Thân tặng các bạn một bài thơ hay sưu tầm được trên Internet .
NHỚ QUÊ
Tóc rối bay bay, chiều thương nhớ
Ráng vàng giăng lụa, cuối trời xa
Khói sương rừng núi, chim bay mỏi
Quê cũ, vời trông,một mái nhà
< Chiều buồn Sanjosé (1997) >
Trần Văn Sửu
(CGS k1.SPS 62-64)
------------------------------------------------------------------------------------------------------
** Jane Eyre -
Jane Eyre
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tác giả | Charlotte Brontë |
---|---|
Quốc gia | Anh |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Nhà xuất bản | Smith Elder and Co., Cornhill |
Ngày phát hành | 16 tháng 10, 1847 |
Kiểu sách | Giấy in (Bìa cứng & Bìa mềm) |
Nội dung
Chuyện do nhân vật chính kể lại: Cô bé Jane Eyre mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jane phải ở với người mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Đây là một chuỗi ngày cực nhục đối với Jane: Cô bị chủ nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư của bà Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa, lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và khát.Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed gửi Jane vào trại mồ côi Lowood. Cũng như hàng ngàn trại trẻ khác trên khắp đất Anh, Lowood giáo dục trẻ em theo chủ nghĩa khổ hạnh “hành hạ thân xác để giữ gìn phần hồn”. Jane cùng bè bạn của cô phải sống trong những điều kiện ngặt nghèo: Ăn uống tồi tệ, chỉ rặt cháo khê, khoai thối, mỡ hôi, “đến người sắp chết đói ăn vào cũng phát ốm”, lại thêm quần áo không đủ ấm, dịch bệnh hoành hành, học sinh thường xuyên chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn như bị đánh đập, sỉ nhục... Nhưng ngay từ nhỏ, tinh thần phản kháng và ý thức tự lập đã sớm nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ của Jane.
Sau 8 năm, rời Lowood, Jane đến xin việc ở lâu đài Thornfield. Ông Rochester, chủ lâu đài đem lòng yêu mến cô gia sư trẻ; Ông cũng được cô đáp lại bằng một mối tình nồng nàn say đắm. Hai người làm lễ cưới nhưng không thành: Người vợ mà Rochester buộc phải cưới theo tính toán của gia đình bị điên từ nhiều năm, hiện vẫn còn sống. Không muốn làm một người tình bất hợp pháp của ông chủ, Jane đau khổ trốn khỏi Thornfield. Sau 3 ngày lang bạt trên đường, cô đơn và đói rét, cô tới Marsh End, được anh em Mục sư St. John cứu giúp và tìm việc cho làm. Nhờ những may mắn của số phận, Jane bỗng trở nên giàu có và tìm được họ hàng thân thích. Song tình yêu cũ vẫn thôi thúc trong lòng, cô quyết định trở về Thornfield tìm tin tức người yêu. Lúc này, bà vợ điên của ông chủ đã chết, sợi dây ngăn cách hai người không còn. Và dù ông đã trở thành tàn phế, Jane vẫn đến với ông, xây dựng lại hạnh phúc đã mất.
Giá trị
Nội dung
Tác giả đã kể lại hết sức cảm động câu chuyện cuộc đời một người con gái nghèo tỉnh lẻ vật lộn với số mệnh phũ phàng để bảo vệ phẩm giá và tự khẳng định địa vị của mình bằng chính cuộc sống lao động lương thiện. Jane Eyre là hình tượng của những con người “bé nhỏ” bị xã hội ruồng rẫy nhưng dũng cảm đứng lên phản kháng lại bất công bằng tất cả ý chí, nghị lực và tâm hồn “nổi loạn” của mình. Bên cạnh đó, hình ảnh Rochester lại có ý nghĩa lên án mạnh mẽ triết lý sống tư bản mà tiền tài, địa vị và những luật pháp khắt khe, phi lý đã làm tan nát hạnh phúc của những con người ngay thẳng, trong sạch, khiến cuộc đời họ chỉ là những tấn thảm kịch. Cuốn tiểu thuyết của Bronte còn là bằng chứng hùng hồn tố cáo những trường học làm phúc mà thực chất là những trung tâm hủy hoại trẻ em mồ côi, từ đó tỏ thái độ công kích những tổ chức từ thiện giả hiệu trong tay Giáo hội.Nghệ thuật
Về nghệ thuật, trước hết, Jane Eyre là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Anh. Có thể thấy trong tập sách vô số những bức họa lớn nhỏ và cảnh sắc thiên nhiên mà Bronte đã say mê ca ngợi và miêu tả bằng ngôn ngữ văn học tinh vi và chính xác. Bà cũng đã thể hiện tài tình sự hòa hợp giữa thiên nhiên với đời sống nội tâm nhân vật, tạo nên bầu không khí thi vị và thơ mộng cho cuốn tiểu thuyết. Những tình tiết ly kỳ và không khí bí ẩn của lâu đài Thornfield được nhà văn đưa vào tác phẩm khiến độc giả vốn quen thuộc với loại “tiểu thuyết gôtich” – loại sách rất thịnh hành ở Anh thế kỷ XVIII, XIX... không khỏi nghĩ rằng Bronte chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật này. Lối kết thúc có hậu và việc sử dụng những chi tiết ngẫu nhiên trong tác phẩm chứng tỏ trong chủ nghĩa hiện thực của Bronte có ít nhiều nhân tố lãng mạn. Điều này phần nào còn phản ánh nét tâm lý chung ở một số nhà văn hiện thực trong trào lưu nhân đạo của văn học Anh thế kỷ XIX như Dickens, Thackeray, thể hiện trong các tác phẩm David Copperfield, Hội chợ phù hoa...Đọc bản gốc tiếng Anh .
http://archive.org/stream/janeeyreautobiog00bronuoft#page/n5/mode/2up
Đọc bản dịch tiếng Việt .
http://book.ipvnn.com/truyen-co-tich/jane-eyre-ban-dich-khac/
Charlotte Brontë (phát âm /ˈbrɒnti/) (21 tháng 4 năm 1816 – 31 tháng 3 năm 1855) là một tiểu thuyết gia Anh, là chị cả trong 3 chị em nổi tiếng Brontë, tác giả của những tiểu thuyết xếp vào hàng kinh điển của văn học Anh. Charlotte Brontë, người dùng bút danh Currer Bell, được biết đến với Jane Eyre, một trong những tiểu thuyết tiếng Anh nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Thời thơ ấu
Charlotte sinh tại Thornton, Bắc Yorkshire, Anh năm 1816, con thứ ba trong 6 anh chị em, bố Patrick Brontë (hay "Patrick Brunty"), một mục sư gốc Ireland và mẹ Maria Branwell. Tháng 4 năm 1821, gia đình Brontë chuyển đi cách vài dặm đến Haworth, nơi Patrick được bổ nhiệm làm phó giám mục. Maria Branwell Brontë mất vì ung thư ngày 15 tháng 9 năm 1821, để lại năm con gái và một bé trai cho người chị em Elizabeth Branwell chăm sóc. Tháng 8 năm 1824, Charlotte cùng ba chị em; Emily, Maria và Elizabeth, được gửi đến trường nữ sinh Clergy ở Cowan Bridge, Lancashire (nơi bà miêu tả như trường Lowood trong Jane Eyre). Sống chật vật, sức khoẻ của bà suy giảm và không lâu sau hai chị cả, Maria (sinh 1814) và Elizabeth (sinh 1815), mất vì bệnh lao tháng 5 năm 1826 ngay khi rời khỏi trường.Tại tư dinh cha xứ Haworth, Charlotte và các em; Branwell, Emily và Anne — bắt đầu ghi nhật kí về cuộc sống hàng ngày và những cuộc chiến đấu giữa các vương quốc tưởng tượng. Charlotte và Branwell viết truyện ngắn về đất nước Angria của họ; Emily và Anne viết phóng sự và làm thơ về vương quốc Gondal. Loạt truyện được trau chuốt tỉ mỉ và góp chung (vẫn còn sót lại bản thảo) tạo cho lũ trẻ những kỉ niệm thú vị thời niên thiếu, chuẩn bị cho thiên hướng văn học nảy nở khi trưởng thành.
Trưởng thành
Charlotte tiếp tục học tại Roe Head, Mirfield từ năm 1831 đến 1832, nơi bà gặp những người bạn suốt đời, Ellen Nussey và Mary Taylor. Năm 1833 bà viết tiểu thuyết vừa Chú lùn xanh dưới bút danh Wellesley. Charlotte trở thành cô giáo từ năm 1835 đến 1838. Năm 1839 bà có địa vị như giáo viên của nhiều gia đình tại Yorkshire, duy trì cho đến năm 1841. Năm 1842 bà và Emily tới Brussels để nhận một học bổng thành lập bởi Constantin Heger (1809 – 1896) và vợ ông Claire Zoé Parent Heger (1814 – 1891). Ở ngoại quốc, Charlotte dạy Anh văn và Emily dạy nhạc. Thời gian học bị cắt ngắn bởi cái chết của dì Elizabeth Branwell tháng 10 năm 1842. Charlotte một mình trở lại Brussels tháng 1 năm 1843 để hoàn thành học phần. Năm thứ hai trong học bổng là một năm không suôn sẻ; bà cô độc, đau yếu và bám chặt lấy Constantin Heger. Cuối cùng bà quay về Haworth tháng 1 năm 1844. Về sau bà dùng thời gian du học làm bối cảnh cho Giáo sư và Villette.Tháng 5 năm 1846, Charlotte, Emily và Anne xuất bản một tập thơ chung lấy bút danh Currer, Ellis và Acton Bell. Mặc dù cuốn sách thất bại (chỉ bán được 2 bản), bà chị em vẫn kiên trì viết và bắt đầu với thể loại tiểu thuyết. Charlotte tiếp tục sử dụng tên "Currer Bell" khi xuất bản quyển thứ nhất và thứ hai.
Tiểu thuyết của bà gây ấn tượng mạnh với giới phê bình. Nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến việc tìm ra Currer Bell, và liệu Bell là phụ nữ hay đàn ông.
Em trai của Charlotte - Branwell- con trai độc nhất của gia đình, chết vì viêm phế quản mãn tính và suy nhược trầm trọng do nghiện rượu tháng 9 năm 1848, mặc dù Charlotte vẫn tin em mình chết vì bệnh lao. Branwell còn nghiện cả thuốc phiện. Emily và Anne cũng lần lượt chết vì lao tháng 12 năm 1848 và tháng 5 năm 1849.
Charlotte và bố sống cô độc. Do thành công vang dội của Jane Eyre, bà bị nhà xuất bản thuyết phục đến London tiết lộ danh tính và được đẩy lên địa vị xã hội cao quý, làm bạn bè của Harriet Martineau, Elizabeth Gaskell, William Makepeace Thackeray và G. H. Lewes. Tác phẩm của bà châm ngòi cho phong trào bình đẳng giới trong văn học. Nhân vật chính, Jane Eyre trong cuốn tiểu thuyết cùng tên có mối tương đồng với chính bà, một phụ nữ kiên cường. Tuy nhiên, bà không bao giờ rời khỏi Haworth quá vài tuần vì không muốn để bố lại một mình.
Kết hôn và qua đời
Tháng 6 năm 1854, Charlotte cưới Arthur Bell Nicholls, phó giám mục của bố mình, và có thai ngay sau đó. Sức khoả bà xuống dốc trầm trọng, và theo Elizabeth Gaskell, bà bị hành hạ bởi "cảm giác buồn nôn không dứt và thường xuyên bị choáng" [1] Charlotte mất cùng với đứa bé chưa ra đời ngày 31 tháng 3 năm 1855 khi mới 38 tuổi. Cái chết có thể do bệnh lao, nhưng nhiều nhà tiểu sử suy đoán do mất nước và suy dinh dưỡng do hay nôn mửa vì ốm nghén. Cũng có ý kiến cho rằng Charlotte chết do virut nhiễm phải từ Tabitha Ackroyd, người hầu già nhất trong nhà Brontë đã chết trước bà không lâu. Charlotte được an táng trong hầm mộ gia đình tại nhà thờ " St. Michael và các thánh thần ", Haworth, Tây Yorkshire, Anh.Cuộc đời Charlotte Brontë, cuốn tiểu sử Charlotte Brontë,tác giả Elizabeth Gaskell, xuất bản sau khi bà qua đời là cuốn đầu tiên trong nhiều tiểu sử về Charlotte đã xuất bản.
Tiểu thuyết
- Jane Eyre, 1847
- Shirley , 1849
- Villette, 1853
- Giáo sư, viết trước Jane Eyre và xuất bản sau khi chết năm 1857
- Emma, chưa hoàn thành; Charlotte Brontë mới viết 20 trang. Cuốn sách được viết tiếp bởi nhà văn Clare Boylan và phát hành năm 2003 dưới tiêu đề Emma Brown.
Thơ
- Tập thơ Currer, Ellis, and Acton Bell (1846)
- Tuyển tập thơ nhà Brontës (1997)
Chú thích
- Margaret Lane (1953) The Brontë Story: a reconsideration of Mrs. Gaskell's Life of Charlotte Brontë.
- ^ www.cnn.com" Real life plot twists of famous authors"
Xem thêm
- Những bức thư của Charlotte Brontë, 3 tập soạn bởi Margaret Smith
- Cuộc đời Charlotte Brontë, Elizabeth Gaskell
- Charlotte Brontë, Winifred Gérin
- Charlotte Brontë: một cuộc đời nồng nhiệt, Lyndal Gordon
- The Literary Protégées of the Lake Poets, Dennis Low (Chapter 1 contains a revisionist contextualization of Robert Southey's infamous letter to Charlotte Brontë)
- Charlotte Brontë: Tâm hồn độc nhất vô nhị, Margot Peters
- Bước chân của chị em Brontës, Ellis Chadwick
- Charlotte Brontë, Rebecca Fraser
- Nhà Brontës, Juliet Barker
- Charlotte Brontë và chú chim hải âu, Barbara Whitehead
- Truyền thuyết Brontë, Lucasta Miller
- Cuộc đời qua những trang thư, selected by Juliet Barker
- Charlotte Brontë và gia đình, Rebecca Fraser
- The Oxford Reader's Companion to the Brontës, Christine Alexander & Margaret Smith
- Biên niên sử gia đình Brontës, Edward Chitham
Nguồn : wikipedia. phimvang.org, http://book.ipvnn.com/truyen-co-tich/jane-eyre-ban-dich-khac/
-------------------------------------------------------------------------------------------
====================================================================
Don Quijote
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Don Quixote | |
---|---|
Tác giả | Miguel de Cervantes Saavedra |
Tựa gốc | El Ingenioso Hidalgo Don Quixote de la Mancha IPA: [don ki'xote ð̞e la 'manʧa] |
Quốc gia | Tây Ban Nha |
Ngôn ngữ | tiếng Tây Ban Nha |
Thể loại | Châm biếm, tiểu thuyết tâm lý, trào phúng |
Nhà xuất bản | Ecco |
Ngày phát hành | 1605, 1615 |
Kiểu sách | Bản in (bìa cứng & bìa mềm) |
ISBN | không rõ |
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
DON QUIJOTE
Miguel De Cervantes
Đôn Kihôtê
Nhà Quý Tộc Tài Ba Xứ Mantra
PHẦN THỨ NHẤT
Chương I
Tính tình và công việc hàng ngày của nhà quý tộc trứ danh Đôn
6 Kihôtê xứ Mantra
Cách đây không lâu, tại một làng nọ ở xứ Mantra mà ta chẳng
cần nhớ tên, có một nhân vật thuộc lớp những nhà quý tộc có
ngọn giáo treo trên giá làm cảnh, một cái khiên cũ kỹ, một con
ngựa gầy và một con chó săn. Bữa ăn hàng ngày của chàng chỉ
có xúp bò, họa hoằn mới được thịt cừu; bừa chiều: thịt hầm 7;
thứ bảy: trứng tráng; thứ sáu: đậu; chủ nhật thêm một con chim
câu nho nhỏ, thế là đã mất đứt ba phần tư số thu nhập. Khoản
tiền còn lại dùng để may mặc: áo khoác ngoài bằng da nhẹ,
quần bó và giày nhung dùng trong ngày dạ hội, ngày thường thi
mặc quần áo may bằng loại vải cũng khá tốt. Trong nhà có một
bà quản gia ngoại tứ tuần, một cô cháu gái chưa đầy đôi mươi
và một anh chàng người hầu kiêm cả việc trông nom ruộng
vườn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con ngựa. Nhà quý tộc
của chúng ta sấp sỉ ngũ tuần, thể chất tráng kiện, da thịt sắt seo,
mặt mũi xương xẩu; chàng có thói quen dậy sớm và rất thích
săn bắn. Theo lời đồn, chàng mang biệt hiệu Kihađa hoặc
Kêxađa. Về điểm này, mỗi tác giả nói một khác, song, theo sự
ước đoán có thể đúng, tên chàng là Kihađa. Tuy nhiên, điều đó
cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm tới câu chuyện, miễn sao khi kể ta
không để sót một điểm nào của sự thật.
Page1 .
DON QUIJOTE.txt
Những lúc nhàn cư - cả năm chẳng mấy khi chàng bận rộn -
chàng quý tộc của chúng ta chỉ mải miết đọc sách kiếm hiệp,
đến nỗi hầu như quên cả thú đi săn và công việc nhà. Chàng
ham mê đến mức cuồng dại, bán cả một phần ruộng đất đang
cày cấy để mua loại tiểu thuyết đó mang về chất đống trong
nhà. Chàng thích nhất những tác phẩm của nhà văn nổi tiếng
Phêlixianô đê Xilva, coi những câu chữ sáng sủa và những lập
luận lủng củng trong đó là những hàng châu ngọc, nhất là khi
chàng đọc đến những lá thư tỏ tình hay thách thức đấu võ với
nhiều đoạn như sau: Lý lẽ của sự phi lý mà nương nương đã
viện ra để bác bỏ lý lẽ của tôi khiến cho lý lẽ của tôi không
đứng vững nổi, tới mức tôi không thể không than phiền về sắc
đẹp của nương nương, hoặc: Ông cao xanh kia, giai nhân tuyệt
thế hỡi, cùng các vị tinh tú ban cho nàng phước lành và khiến
nàng xứng đáng với những đức hạnh xứng đáng của nàng.
Những câu chuyện như vậy đã làm cho chàng quý tộc khốn
khổ bị mất trí. Chàng thức thâu đêm suốt sáng để cố tìm hiểu ý
tứ của những câu mà giá như Arixtôtêlêx có sống lại để làm
việc đó cũng đàng chịu. Chàng lấy làm thắc mắc về những vết
thương của Đôn Bêlianix, nghĩ rằng dù có những ông thầy
thuốc giỏi đến đâu đi chăng nữa, mặt và khắp người hiệp sĩ này
cũng phải chằng chịt những vết sẹo và thương tích. Tuy nhiên,
chàng khen tác giả đã khéo kết thúc cuốn sách, để câu chuyện
bỏ dở. Lắm lúc, chàng có ý định cầm bút viết tiếp như tác giả
đã hứa, và chắc chắn chàng đã làm và hoàn thành công việc đó
Page 2
Xem tiếp file pdf Chuyện cổ tích về các chàng hiệp sĩ
Chuyen_Co_Tich_Ve_Cac_Chang_Hiep_Si
-------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỒI GIÓ HÚ - Wuthering Heights (2011)
Thông tin phim
- Giới thiệu phim:
Wuthering Heights được dựng theo tiểu thuyết nổi tiếng "Đồi gió hú" của nhà văn Emily Bronte .
Cậu bé người Anh Heathcliff được gia đình giàu có Earnshaw nhận làm con nuôi. Ở đó cậu đã nảy sinh cảm xúc với người em gái là Cathy. Thế nhưng, với những quan niệm cổ về tầng lớp xã hội, gia đình Earnshaw không hề muốn công nhận cuộc tình ngang trái này, và Cathy phải đi lấy chồng trong nỗi đau khổ tột cùng của Heathcliff. ,hd, - Diễn viên: Kaya Scodelario , James Howson , Oliver Milburn , Nichola Burley , Amy Wren , Steve Evets , James Northcote , Shannon Beer , Paul Hilton , Solomon Glave , Simone Jackson , Jonny Powell , Paul Murphy
- Đạo diễn: Andrea Arnold
Tập 2 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294666.html
Tập 3 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294667.html
Tập 4 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294668.html
Tập 5 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294669.html
Tập 6 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294670.html
Tập 7 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294671.html
Tập 8 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294672.html
Tập 9 : http://v1vn.com/xem-phim-online/doi-gio-hu-294673.html
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Về tác giả
Emily Brontë
|
theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Emily Jane Brontë (IPA: [ˈbɹɒntɪ]; 30 tháng 7 năm 1818 – 19 tháng 12 năm 1848) là tiểu thuyết gia và là nhà thơ người Anh. Bà nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết duy nhất Đồi gió hú. Tác phẩm này được xem là một kiệt tác trong văn học Anh. Trong ba chị em nhà Brontë sống sót cho đến khi trưởng thành, Emily là người thứ hai, cô cả là Charlotte và em út là Anne. Emily Brontë xuất bản dưới bút danh Ellis Bell, một cái tên nam giới.
Tiểu sử
Emily sinh tại Thornton, gần Bradford. Bà là người thứ tư trong số 6 người con của Patrick Brontë và Maria Branwell. Mẹ bà, Maria Branwell Brontë, qua đời vào ngày 15 tháng 9 năm 1821 vì bệnh ung thư. Năm 1824, gia đình chuyển đến Haworth, nơi ông bố làm Mục Sư cho một nhà thờ Anh giáo. Tháng 5 năm 1826, hai người chị cả, Maria (sinh 1814) và Elizabeth (sinh 1815), chết vì bệnh lao . Trong hoàn cảnh đó, năng khiếu văn học của mấy chị em nảy nở một cách lạ thường. Suốt thời thơ ấu sau khi mẹ mất, ba chị em và người em trai Patrick Branwell Brontë sáng tạo ra những vùng đất tưởng tượng, các địa điểm này được dùng trong tác phẩm của họ về sau. Rất ít tác phẩm của Emily trong thời này còn được lưu lại, ngoại trừ những bài thơ được đọc bởi các nhân vật trong Thời thơ ấu nhà Brontës ( Fannie Ratchford) 1941.Năm 1842, Emily nhận làm gia sư tại trường nữ thục Patchett ở đồi Law, gần Halifax. Tuy nhiên, bà bỏ việc sau 6 tháng vì nhớ nhà. Sau đó, Charlotte và Emily theo học tại một trường học tư ở Brussels sáng lập bởi Constantin Heger và vợ của ông là bà Claire Zoé Parent Heger. Về sau, hai chị em định mở trường tại nhà riêng mình nhưng không có học sinh. Năng khiếu thơ của Emily được Charlotte phát hiện. Sau đó ba chị em cùng in chung một tập thơ năm 1846, Tuyển tập thơ của Currer, Ellis và Acton Bell. Để tránh những thành kiến đối với các nhà văn nữ vào thời đó, chị em Brontë đã chọn tên khác để không thể xác định được giới tính: Charlotte Brontë trở thành Currer Bell, Anne Brontë trở thành Acton Bell, và Emily Brontë trở thành Ellis Bell. Những chữ đầu của tên của ba chị em cũng là những chữ đầu trong bút danh của họ.
Năm 1847, Emily xuất bản cuốn tiểu thuyết duy nhất của mình, Đồi gió hú, thành 2 tập trong một bộ 3 tập (tập cuối cùng là Agnes Grey do em gái Anne viết). Cấu trúc sáng tạo của tác phẩm làm các nhà phê bình bối rối. Mặc dù có nhiều ý kiến phê bình trái ngược khi mới xuất bản, nhưng sau đó Đồi gió hú trở thành một tác phẩm văn học kinh điển trong văn học Anh. Năm 1850, Charlotte biên tập và xuất bản Đồi gió hú riêng rẽ, dưới tên thật của Emily. Một trong những người viết tiểu sử Emily, bà Juliet Barker, cho rằng Charlotte đã hủy bản thảo của cuốn tiểu thuyết thứ hai sau khi Emily chết.
Giống như các chị em của mình, sức khỏe của Emily suy yếu rõ rệt do thời tiết khắc nghiệt lúc ở nhà và ở trường. Bà bị nhiễm lạnh trong lễ tang chôn cất em trai từ đó dẫn đến bệnh lao. Bà kiên quyết không dùng thuốc men và chết lúc 2 giờ chiều ngày 19 tháng 12, 1848. Emily được an táng tại Nhà thờ St. Michael và các thánh thần bên cạnh những người thân trong gia đình tại Haworth, Tây Yorkshire, Anh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Đồi gió hú
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồi gió hú (Wuthering Heights) |
|
---|---|
Trang đầu của lấn ấn hành thứ nhất |
|
Tác giả | Emily Brontë |
Quốc gia | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Nhà xuất bản | Thomas Cautley Newby |
Ngày phát hành | 1847 |
Bản tiếng Việt | |
Người dịch | Nhất Linh, Dương Tường[1] |
Ngày nay, tác phẩm này được coi là một tiểu thuyết kinh điển của Văn học Anh với một cấu trúc rất sáng tạo, đó là cấu trúc truyện như một chuỗi búp bê Matryoshka[3], cũng vì sự sáng tạo này mà ý kiến của giới phê bình trong lần xuất bản đầu tiên của Đồi gió hú là rất khác nhau. Thời gian đầu, nhiều người đánh giá tác phẩm Jane Eyre của người chị Charlotte Brontë là sáng tác tốt nhất của Chị em nhà Brontë, tuy vậy sau này nhiều ý kiến phê bình đã cho rằng chính Đồi gió hú mới là tác phẩm xuất sắc hơn cả[4]. Đồi gió hú cũng đã được chuyển thể thành rất nhiều thể loại khác như phim truyện, phim truyền hình, nhạc kịch và cả trong các bài hát
Tóm tắt
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Các sự kiện trong Đồi gió hú diễn ra qua lời kể của hai nhân vật, ông Lockwood và bà quản gia Nelly Dean, ngoài ra còn một số đoạn hồi tưởng của các nhân vật khác. Tiểu thuyết bắt đầu bằng năm 1801, khi ông Lockwood tới sống tại trang trại Thrushcross, một căn nhà lớn vùng đồng cỏ hoang vắng xứ Yorkshire mà ông thuê từ người chủ đất Heathcliff,
một người vốn sống trong một tòa nhà có tên Đồi gió hú. Lockwood qua
đêm tại nhà của Heathcliff và trải qua một giấc mộng kinh hoàng khi hồn
ma của Catherine Earnshaw cầu xin ông cho giúp nó vào nhà. Khi
quay trở về Thrushcross, Lockwood đã đề nghị bà quản gia Nelly Dean kể
lại câu chuyện của Heathcliff và Đồi gió hú.Nelly bắt đầu câu chuyện bằng việc quay lại 30 năm trước đó, khi Heathcliff, một đứa trẻ bị bỏ rơi sống vất vưởng trên đường phố Liverpool được chủ nhân của Đồi gió hú, ông Earnshaw, nhặt về nuôi nấng và nhận làm con nuôi. Bản thân ông Earnshaw có hai người con ruột, trong đó người con gái út Catherine nhanh chóng trở thành bạn thân thiết của Heathcliff, còn người anh cả Hindley lại tỏ rõ thái độ thù địch với người mới đến, coi cậu là kẻ phá đám và xâm phạm quyền lợi của mình. Heathcliff đến Đồi gió hú được ba năm thì ông Earnshaw qua đời, Hindley (lúc này đã cưới một người phụ nữ tên là Frances) nghiễm nhiên trở thành ông chủ của tòa nhà, ông ta không bỏ lỡ cơ hội này để đối xử tàn bạo với Heathcliff, coi anh chỉ như một kẻ làm công trong nhà. Trong khi đó, Catherine lại bắt quen với gia đình nhà Lintons ở trang trại Thrushcross gần đó, chính họ đã bước đầu làm dịu đi tính cách hoang dại vốn có của cô gái. Catherine đặc biệt thân thiết với con trai cả có vẻ có học thức và hòa nhã của nhà Linton là Edgar Linton, người mà Heathcliff ngay lần gặp đầu tiên đã tỏ thái độ ác cảm.
Một năm sau đó, vợ của Hindley qua đời sau khi sinh hạ đứa con trai Hareton, khủng hoảng trước cái chết của Frances, Hindley bắt đầu nghiện rượu và bài bạc. Khoảng hai năm sau, Catherine đồng ý lời cầu hôn của Edgar và cô giúp việc Nelly biết rằng tin này sẽ là đòn trí mạng đối với Heathcliff, nhất là sau khi tình cờ nghe được lời giải thích của Catherine với Nelly rằng cô sẽ "mất danh giá" nếu cưới Heathcliff. Ngay khi nghe được điều này, Heathcliff bỏ đi mà không kịp nghe những tâm sự tiếp theo của Catherine về tình cảm tuyệt đối của cô dành cho anh.
Sau khi làm đám cưới với Edgar, Catherine ban đầu sống rất hạnh phúc cho đến khi Heathcliff quay trở lại với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt tất cả những ai đã ngăn cản mình đến với người yêu. Lúc này Heathcliff đã trở thành người giàu có và còn tiếp tục âm mưu lừa ông Hindley để trở thành người chủ của Đồi gió hú. Trong âm mưu trả thù Edgar, Heathcliff đã quyến rũ em gái của Edgar là Isabella. Không lâu sau khi Heathcliff trở về, Catherine ốm nặng và qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh con gái đầu lòng cho Edgar, cô bé cũng được đặt tên là Catherine, hay Cathy. Cái chết của Catherine làm Heathcliff càng trở nên độc ác và nung nấu âm mưu trả thù. Ông ta cưới Isabella và hành hạ cô sau khi cưới đến mức cô phải bỏ trốn và sau đó cho ra đời Linton, đứa con trai thực sự của Heathcliff. Trong khoảng thời gian này, Hindley chết, Heathcliff trở thành chủ nhân mới của Đồi gió hú, ông ta nuôi dạy con trai của Hindley là Hareton với tất cả lòng căm thù đã chất chứa trong những năm sống ở nhà Earnshaw.
Không lâu sau khi Linton ra đời, Isabella chết vì bệnh tật. Mặc dù nguyện vọng của cô là gửi con cho người anh Edgar nuôi dưỡng nhưng Heathcliff đã giành lấy đứa trẻ ốm yếu để tự tay nuôi dưỡng nó trên Đồi gió hú. Khinh rẻ chính con đẻ của mình, Heathcliff chỉ coi Linton như phương tiện để ông ta trả thù Edgar và cướp đoạt gia sản của kẻ thù bằng cách ép buộc cô gái trẻ Cathy phải làm đám cưới với Linton. Chẳng bao lâu sau khi cưới Cathy, Linton qua đời và để lại vợ như một người tù giam lỏng trong Đồi gió hú. Sau đó Edgar cũng qua đời và Heathcliff chiếm được cả quyền sở hữu của trang trại Thrushcross.
Tiểu thuyết quay trở lại lời kể của ông Lockwood. Như quan hệ của mẹ mình với Heathcliff trước kia, Cathy dần dần trở nên thân thiết với Hareton cục mịch vô học do sự dạy dỗ của Heathcliff. Chẳng bao lâu sau ông chủ của Đồi gió hú qua đời, Heathcliff được chôn cạnh Catherine còn Cathy và Hareton làm đám cưới, tiểu thuyết khép lại với chuyến viếng thăm ba ngôi mộ của Catherine, Heathcliff và Edgar nằm cạnh nhau.
Nhân vật
- Heathcliff là nhân vật chính của cả tiểu thuyết. Là một đứa trẻ mồ côi, không có tên họ được gia đình Earnshaw nhặt về nuôi nấng và gọi đơn giản chỉ bằng cái tên Heathcliff. Heathcliff dần dần đã nảy sinh tình yêu với Catherine Earnshaw, trong khi cũng trở thành cái gai trong mắt của anh trai Catherine là Hindley. Heathcliff là một người đàn ông nóng nẩy, đầy lòng hận thù, chính cơn giận dữ trước đám cưới của Catherine với Edgar đã dẫn Heathcliff đến sự trả thù tàn bạo và thâm độc với những người mà anh ta coi là nguyên nhân gây chia rẽ mối tình của mình. Rốt cuộc Heathcliff cũng đạt được mục đích của mình nhưng lại trở thành người cô độc và cuối cùng cũng được chết như mong muốn để có thể trở lại với người mình yêu.
- Catherine Earnshaw là chị nuôi và cũng là người yêu của Heathcliff. Catherine có tính cách phóng khoáng, thích bay nhảy và đôi khi hơi hoang dã, cô cũng rất yêu Heathcliff nhưng lại coi việc cưới anh là không thể vì sự chênh lệch địa vị của hai người. Người mà Catherine chọn làm chồng là Edgar, và chính lựa chọn này đã gây nên sự đau khổ cho cả cô, Edgar và Heathcliff, cũng như dẫn tới sự trả thù của Heathcliff mà hậu quả là cái chết của chính Catherine vì bệnh tật và đau buồn ngay sau khi sinh con gái Cathy.
- Edgar Linton là bạn thời niên thiếu và sau đó là chồng của Catherine Earnshaw. Đôi khi lạnh lùng và hèn yếu, nhưng Edgar lại yêu Catherine hết mình và cuối cùng cũng sẵn sàng chống lại Heathcliff để bảo vệ cho hạnh phúc gia đình. Tuy vậy, xung đột giữa Edgar và Heathcliff chỉ càng làm trầm trọng hơn bệnh tật của Catherine và dẫn tới cái chết của cô. Edgar chết trong cảnh phải chứng kiến âm mưu trả thù và cướp đoạt gia sản của Heathcliff trở thành hiện thực.
- Isabella Linton là em gái của Edgar và cũng là bạn của Catherine. Sau khi Heathcliff trở về, Isabella nhanh chóng phải lòng và cưới Heathcliff mà không biết đó chỉ là một phần âm mưu trả thù Edgar. Sau khi cưới Heathcliff và chuyển về sống tại Đồi gió hú, cô liên tục bị hành hạ và buộc phải bỏ đi trước khi kịp sinh đứa con đầu lòng với Heathcliff.
- Hindley Earnshaw là anh trai của Catherine và là kẻ thù của Heathcliff. Sau khi vợ qua đời, Hindley trở nên nghiện ngập và máu mê cờ bạc, chính nhược điểm này đã giúp Heathcliff tiến hành việc chiếm đoạt Đồi gió hú và biến chính Hindley trở thành kẻ nghèo túng trước khi chết.
- Nelly Dean là người giúp việc của gia đình Earnshaw và sau đó là quản gia của trang trại Thrushcross, một trong hai người kể chuyện trong tiểu thuyết.
- Linton Heathcliff là con trai của Isabella và Heathcliff. Thừa hưởng sức khỏe yếu ớt của mẹ, Linton còn bị cha khinh rẻ và bị Heathcliff sử dụng như công cụ để tiến hành âm mưu cướp gia sản của nhà Linton và trả thù Edgar.
- Catherine "Cathy" Linton là con gái của Catherine Earnshaw và Edgar Linton. Cô được thừa hưởng tính cách phóng khoáng và mạnh mẽ của mẹ cũng như tình thương người của cha. Chính vì tình thương này mà cô đã bị Heathcliff bắt ép phải làm đám cưới với Linton để rồi nhanh chóng trở thành bà góa. Sau một thời gian bị giam lỏng trong Đồi gió hú, cô có cảm tình với con trai của Hindley là Hareton vàu cưới anh sau cái chết của Heathcliff.
- Hareton Earnshaw là con trai duy nhất của Hindley Earnshaw. Hareton được Heathcliff nuôi dưỡng với mục đích biến cậu thành một gã cục súc, vô học để trả thù những gì Heathcliff đã phải trải qua ở nhà Earnshaw. Tuy vậy cuối cùng Hareton vẫn nảy sinh tình cảm với Cathy và cuối cùng hai người cũng lấy được nhau mà không lặp lại bi kịch như mối tình của Heathcliff và Catherine.
- Lockwood là người kể chuyện thứ hai trong tiểu thuyết. Là
người mới đến, ông bất ngờ được nghe câu chuyện độc đáo nhưng cũng đầy
bất hạnh về tòa nhà Đồi gió hú và những con người gắn liền với nó.
Các mốc thời gian
* 1757 Hindley ra đời (mùa hè) * 1762 Edgar Linton ra đời * 1764 Heathcliff ra đời * 1765 Catherine Earnshaw ra đời (mùa hè); Isabella Linton ra đời (cuối năm 1765) * 1771 Heathcliff được ông Earnshaw nhận về nuôi tại Đồi gió hú (cuối mùa hè) * 1773 Bà Earnshaw qua đời (mùa xuân) * 1774 Hindley vao dai hoc * 1777 Hindley cưới Frances; ông Earnshaw qua đời và Hindley quay trở lại Đồi gió hú (tháng 10); Heathcliff và Catherine thăm trang trại Thrushcross * 1778 Hareton ra đời (tháng 6); Frances qua đời (mùa thu hoặc mùa đông) * 1780 Heathcliff bỏ đi khỏi Đồi gió hú; Ông và bà Linton qua đời * 1783 Catherine cưới Edgar (tháng 3); Heathcliff quay trở lại (tháng 9) * 1784 Heathcliff cưới Isabella (tháng 2); Catherine chết và Cathy chào đời (20 tháng 3); Hindley chết; Linton Heathcliff sinh (tháng 9) * 1797 Isabella chết; Cathy thăm Đồi gió hú và gặp Hareton; Linton trở về sống với Heathcliff * 1800 Cathy gặp Heathcliff và Linton (20 tháng 3) * 1801 Cathy và Linton làm đám cưới (tháng 8); Edgar chết (tháng 8); Linton chết (tháng 9); Ông Lockwood tới trang trại Thrushcross * 1802 Ông Lockwood trở về Luân Đôn (tháng 1); Heathcliff chết (tháng 4) * 1803 Cathy quyết định làm đám cưới với Hareton (1 tháng 1) Các bản dịch tiếng Việt
- Đỉnh gió hú, Nhất Linh dịch (trước 1975)
- Đỉnh gió hú, Hoàng Hải Thủy phóng tác, Sài Gòn, Nxb Chiêu Dương (trước 1975)
- Đồi gió hú, Dương Tường dịch, Hà Nội, Nxb Văn học, 1985
- Đồi gió hú, Mạnh Chương dịch
Chuyển thể khác
- 1920: Phiên bản điện ảnh đầu tiên của Đồi gió hú được quay tại Anh và đạo diễn bởi A.V. Bramble.
- 1939: Một bộ phim khác làm theo tác phẩm Đồi gió hú, với diễn viên Merle Oberon vào vai Catherine Linton và huyền thoại Laurence Olivier vào vai Heathcliff. Bộ phim do đạo diễn William Wyler thực hiện và đã được đề cử cho Giải Oscar Phim hay nhất cho lễ trao giải năm 1940. Bộ phim này chỉ dựng lại một nửa tác phẩm.
- 1948: Đài BBC tổ chức liveshow 90 phút về tiểu thuyết
- 1970: Wuthering Heights được quay với ngôi sao Timothy Dalton vào vai Heathcliff và Anna Calder-Marshall vai Catherine lúc về già
- 1985: Một phiên bản tiếng Pháp của tác phẩm ra đời với tên Hurlevent do Jacques Rivette đạo diễn.
- 1992: Emily Brontë's Wuthering Heights ra đời với Juliette Binoche vào hai vai Catherine và Cathy, còn Ralph Fiennes vào vai Heathcliff.
- 2011: Phiên bản mới do Adrea Arnord đạo diễn, tham gia Liên hoan phim Venice.
- Bernard Herrmann đã viết một vở nhạc kịch cùng tên dựa theo tiểu thuyết vào năm 1951. Vở này được công chiếu lần đầu tại Luân Đôn năm 1966.
- Bài hát Đồi gió hú được Kate Bush trình bày trong đĩa nhạc đầu tay của cô, đĩa The Kick Inside.♠
Tham khảo
- ^ a b Bài viết trên eVan
- ^ Giới thiệu sách trên Vietscience
- ^ Phân tích trên Flagpole
- ^ Bình luận truyện trên Brooklyn.cuny.edu
Liên kết ngoài
- Nguyên bản tiếng Anh trên Gutenberg Project (tiếng Anh)
- Hướng dẫn đọc Đồi gió hú bằng tiếng Anh
- Bản đồ khu vực có liên quan đến tiểu thuyết trên Google Map
- Đồi gió hú chuyển thể thành phim
http://www.wuthering-heights.co.uk/novel/html/index.htm
Đọc bản gốc tiếng Việt
http://book.ipvnn.com/truyen-co-tich/doi-gio-hu/
http://www.phimtructuyen24h.com/embed/doi-gio-hu-wuthering-heights-2011/server1/xemfull.html
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ -
JACK LONDON
Jack London
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jack London | |
---|---|
Sinh | 12 tháng 1, 1876 San Francisco, California |
Mất | 22 tháng 11, 1916 (40 tuổi) Glen Ellen, California |
Công việc | tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn |
Chữ ký |
Ông là một người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại đang thịnh hành lúc bấy giờ, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn. Ở Việt Nam, một số tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt và được độc giả yêu thích như Gót sắt, Nhóm lửa...
Mục lục |
Gốc tích
Tên khai sinh của Jack London có lẽ là John Griffith Chaney. Clarice Stasz và các nhà tiểu sử khác tin rằng dường như cha đẻ của Jack London là nhà chiêm tinh William Chaney. Chaney là một giáo sư chiêm tinh mà theo Stasz, "Từ quan điểm của các nhà chiêm tinh học nghiêm túc ngày nay, Chaney là hình tượng lớn đã chuyển từ các cách thức mánh khóe tiểu xảo sang một phương pháp chính xác chặt chẽ hơn"Jack London đã không biết được tư cách làm cha được cho là của Chaney cho đến khi trưởng thành. Năm 1897, ông đã viết thư cho Chaney và đã nhận được thư từ Chaney trong đó Chaney đã tuyên bố thẳng thừng "Ta chưa bao giờ kết hôn với Flora Wellman", và rằng ông ta bị "liệt dương" trong thời gian họ sống chung và "không thể là cha của cháu được". Việc có kết hôn có hợp pháp hay không thì người ta không hay biết. Phần lớn các ghi chép dân sự ở San Francisco đã bị phá hủy năm 1906 trong một trận động đất (cũng vì lý do này, người ta cũng không biết chắc chắn tên thật trên giấy khai sinh của Jack London là gì). Stasz cho rằng, trong hồi ký của mình, đã nhắc tên mẹ của Jack London là Flora Wellman, đã từng là "vợ" của mình. Stasz cũng cho rằng trong một quảng cáo, Flora tự gọi mình là "Florence Wellman Chaney".
Tác phẩm
Tiểu thuyết
- A Daughter of the Snows (1902)
- Children of the Frost (1902)
- The Call of the Wild (1903), bản tiếng Việt: "Tiếng gọi nơi hoang dã"
- The Kempton-Wace Letters (1903), phát hành nặc danh, đồng tác giả: Jack London và Anna Strunsky.
- The Sea-Wolf (1904), bản tiếng Việt: "Sói biển"
- The Game (1905)
- White Fang (1906), bản tiếng Việt: "Nanh trắng"
- Before Adam (1907)
- The Iron Heel (1908), bản tiếng Việt: "Gót sắt"
- Martin Eden (1909), bản tiếng Việt cùng tên, hoặc phiên âm là "Mác-tin I-đơn"
- Burning Daylight (1910), bản tiếng Việt: "Ánh sáng ban ngày"
- Adventure (1911)
- The Scarlet Plague (1912)
- The Abysmal Brute (1913)
- The Valley of the Moon (1913)
- The Mutiny of the Elsinore (1914)
- The Star Rover (1915), phát hành tại Anh với tên The Jacket
- The Little Lady of the Big House (1916)
- Jerry of the Islands (1917)
- Michael, Brother of Jerry (1917)
- Hearts of Three (1920), Jack London tiểu thuyết hóa từ kịch bản phim của Charles Goddard
- The Assassination Bureau, Ltd (1963), Jack London viết dang dở, Robert Fish viết phần kết; bản tiếng Việt: "Văn phòng ám sát"
Tập truyện ngắn
- Tales of the Fish Patrol (1906)
- Smoke Bellew (1912)
- The Turtles of Tasman (1916)
Hồi ký
- The Road (1907)
- John Barleycorn (1913)
Tả thực và tiểu luận
- The People of the Abyss (1903)
- Revolution, and other Essays (1910)
- The Cruise of the Snark (1913) Free typeset PDF ebook of The Cruise of the Snark optimized for printing at home.
- How I became a socialist
Truyện ngắn
- "Diable-A Dog"
- "An Odyssey of the North"
- "To the Man on Trail"
- "To Build a Fire" (Nhóm lửa)
- "The Law of Life"
- "Moon-Face"
- "The Leopard Man's Story" (1903)
- "Negore the Coward" (1904)
- "Love of Life" (Tình yêu cuộc sống)
- "All Gold Canyon"
- "The Apostate"
- "In a Far Country"
- "The Chinago"
- "A Piece of Steak"
- "Good-by, Jack"
- "Samuel"
- "Told in the Drooling Ward"
- "The Mexican"
- "The Red One"
- "The White Silence" (Sự im lặng màu trắng)
- "The Madness of John Harned"
- "A Thousand Deaths"
- "The Rejuvenation of Major Rathbone"
- "Even unto Death"
- "A Relic of the Pliocene"
- "The Shadow and the Flash"
- "The Enemy of All the World"
- "A Curious Fragment"
- "Goliah"
- "The Unparalled Invasion"
- "When the World was Young"
- "The Strength of the Strong"
- "War"
- "The Scarlet Plague"
- "The Red One"
- "The Seed of McCoy"
- Batard
Kịch bản
-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giữa đêm khuya một mình anh ngơ ngác
Bỗng lạ lùng nhớ những bước chân xưa .
Nhớ buổi chiều dài quay quắt những cơn mưa
Nhìn bóng đổ trên ánh đèn vàng vọt .
Tách cà phê đen cứ rơi rơi từng giọt
Nào có uống đâu sao thấy đắng bờ môi ?
Khói thuốc mênh mông bao phủ mãi không thôi
Và cô đơn vẫn cứ như lời nguyền dai dẳng .
Kén tằm trong anh với nỗi buồn sâu lắng
Mãi cuộn tròn theo ngày tháng dần qua
Để đêm về anh chất nỗi xót xa
Suy niệm , đắm chìm như tín đồ sám hối .
Bước chân ai vẫn nhịp đều trên lối
Những con đường xưa rơi rụng hoa vàng
Thoảng hương bay trong cơn gió nhẹ nhàng
Anh cứ ngỡ mùi tóc em thơm ngát .
Còn đâu nữa những lời ca tiếng hát
Anh đã từng nghe với rung động con tim
Nỗi khát khao cung bậc ở trong em
Cứ tuôn chảy không khi nào cạn kiệt .
Tuổi hoa niên một thời sao thấm mệt ?
Gặp gỡ khúc quanh bao ngã rẽ rối bời
Anh đứng lại bàng hoàng rồi tự hỏi :
Có nhiều nữa không ,
những bi kịch cuộc đời .
Khi nỗi đau không thể cất thành lời ,
Khi cô độc bủa vây anh muôn trùng cơn sóng,
Em đã đến như nhiệm mầu cuộc sống
Như giọt nước hiếm hoi trong sa mạc tình người .
Xin cám ơn em và cám ơn cả cuộc đời
Đã cho anh được một lần vơi cơn khát .
Dẫu vẫn biết rằng khi con tim tan nát
Những vết chai sần còn lưu lại khó phai .
Nhưng Thượng Đế lòng lành đã gửi ánh ban mai
Cho tâm hồn anh tươi tắn sau những cơn giông bão .
Em là hiện thực không chút gì huyền ảo
Tình ơi ! bước chân xưa anh đã có em rồi .
Volver a creer
Trần hồng Cơ
20/06/2012
Xem tiếp
Vườn THƠ VĂN 1 .
Vườn THƠ VĂN 2 .
Vườn THƠ VĂN 3 .
Vườn THƠ VĂN 4 .
Vườn THƠ VĂN 5 .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
=================================================================
Cảm ơn bạn đã chăm sóc vườn thơ thật công phu và tỉ mĩ.
Trả lờiXóaSáng tác thơ hay ,công phu dich thơ văn chi tiết thật đủ đầy.
nhiều tài liệu và tác phẩm của đại văn hòa danh nhân thế giới,
Rất hân hạnh được thăm trang bạn, không uổng phí thời gian .