MỤC LỤC

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Biển MỸ THUẬT








Để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên , trí tưởng tượng và sự phát hiện , sáng tạo của các họa sĩ , điêu khắc gia , nghệ sĩ nhiếp ảnh , trang biển MỸ THUẬT được xây dựng như là một sự tri ân vì những công trình đóng góp của tất cả mọi người cho cuộc sống nhân loại được thăng hoa .



Khái luận về mỹ học  

1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MỸ HỌC .

 -Aristote thế kỉ 7 trước công nguyên, trong cuốn Poetic ( thi pháp), ông đề xuất xem triết học là cơ sở nghiên cứu qui luật sáng tạo nghệ thuật.
 Lúc ấy, mỹ học còn phôi thai, chưa tồn tại độc lập.
-Baumgacten giaó sư Đức 1735: cho rằng mỹ học nhận nhiệm vụ nghiên cứu con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc.
Ông viết hai cuốn : Mỹ học tập I –1750, Mỹ học tập II –1758. Từ đây mỹ học ra đời chính thức, trở thành khoa học độc lập.
-Immanuel Kant cuối thế kỉ 18: Xác định đối tượng của mỹ học là “thị hiếu thẩm mỹ” – cái chủ quan, ông bác bỏ sự nghiên cứu đối tượng khách quan ( cái đẹp không phải ở trên đôi má hồng thiếu nữ mà ở trong con mắt kẻ si tình)
-Hegel: đầu thế kỉ 19. Mỹ học chỉ nghiên cứu cái đẹp nghệ thuật do Thượng Đế ban phát cho nghệ sĩ, “ nghệ thuật là vương quốc bao la của cái đẹp “. Cái đẹp chủ yếu tập trung ở nghệ thuật, còn những cái đẹp khác trong đời sống thì đơn giản, thiếu hụt và nhàm chán
-Tsernysevski ( Nga thế kỉ 19) trái ngược với Hegel, khẳng định “cái đẹp là cuộc sống
-Dostoievski: “Cái đẹp sẽ cứu cả thế giới “ - cái đẹp là lí tưởng đấu tranh của con người
-Bielinski mở rộng đối tượng mỹ học đến “lí tưởng thẩm mỹ
-Gogol nghiên cứu thi ca Puskin, từ đó đến với mỹ học.Ông viết:" con người có thể suy tư lặng đi trước mọi thứ nhỏ bé và vĩ đại, đó là lúc phát sinh mầm mống thi ca – cái đẹp. Nó vốn có trong toàn bộ thế giới (mọi công trình của Thượng Đế), kể cả và trước hết là trong Con Người " (vừa là chủ thể vừa là khách thể)

2. CẤU TRÚC MỸ HỌC THEO QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG .

(i) Đời sống thẩm mỹ gồm 3 phạm trù : 

-Khách thể thẩm mỹ .
-Chủ thể thẩm mỹ .
-Nghệ thuật thẩm mỹ . 

(ii)Mối quan hệ của mỹ học với các khoa học khác .

*Quan hệ với triết học: Triết học là cơ sở của mỹ học:
· Bản thể luận: Theo  biện chứng pháp , cái thẩm mỹ có sẵn trong bản chất thế giới. Giác quan con người là công cụ của đời sống thẩm mỹ . Mỹ học thừa nhận “cái đẹp mang tính thứ nhất triết học”.
 · Nhận thức luận: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nên chúng ta có thể dựa vào nghệ thuật để nhận thức thế giới khách quan. Mặt khác, con người còn sáng tạo những cái thẩm mỹ chưa có trong thực tiễn.
. Duy vật lịch sử: Là một công cụ khoa học khi nghiên cứu mỹ học. < ở điểm này theo tôi duy vật lịch sử chỉ là một trong số những công cụ để nghiên cứu mỹ hoc , không phải là duy nhất >

*Quan hệ với tâm lí học: cùng nghiên cứu một đối tượng là con người.
Con người có hai hoạt động là sinh lí và tâm lí.
Mỹ học lưu ý đến các hoạt động tâm lí, nó nghiên cứu “ cái đẹp tâm lí học “, và “ tâm lí học thẩm mỹ “.

*Quan hệ với nghệ thuật học: Nghệ thuật học bao gồm nhiều chuyên ngành:
+Lịch sử nghệ thuật
+Lí luận nghệ thuật
+Văn bản học
+Tâm lí học sáng tạo nghệ thuật
+Tâm lí học tiếp nhận nghệ thuật
+Phê bình nghệ thuật  .
Quan hệ giữa mỹ học và nghệ thuật học là quan hệ hai chiều nhưng mỹ học chi phối mạnh hơn.

(iii) Cấu trúc của đời sống thẩm mỹ .

Đời sống con người gồm 2 phần : vật chất và tinh thần
Đời sống thẩm mỹ thẩm thấu hòa lẫn vào cả đời sống vật chất lẫn tinh thần ,  gồm có :

-Khách thể thẩm mỹ .
-Chủ thể thẩm mỹ .
-Nghệ thuật thẩm mỹ 


 +KHÁCH THỂ THẨM MỸ .
Bốn phạm trù thẩm mỹ cơ bản

- Mỹ ( Cái đẹp , thẩm mỹ  )
- Tuyệt ( Cái trác tuyệt )
- Bi ( Cái bi kịch )
- Hài (Cái hài kịch )

+CHỦ THỂ THẨM MỸ .
Sáu tố chất thẩm mỹ của con người

- Cảm xúc thẩm mỹ
- Biểu tượng thẩm mỹ
- Hình tượng thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ
- Thị hiếu thẩm mỹ
- Lí tưởng thẩm mỹ .

+NGHỆ THUẬT THẨM MỸ  .
Bẩy loại hình nghệ thuật trong xã hội

- Điêu khắc
- Hội họa
- Âm nhạc
- Múa
- Văn chương
- Sân khấu
- Điện ảnh .


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Khách thể thẩm mỹ



1. KHÁI NIỆM .

Cái đẹp tồn tại trong thế giới khách quan .

1.1 Con người .
*hình dáng
-xinh đẹp (dung mạo)
-xinh xắn (hơi nhỏ về kích thước tầm vóc)
-kiều diễm (xinh đẹp có trang điểm)
-mảnh dẻ tươi thắm (nữ,  hồn nhiên..)
-dễ thương (tinh thần và vật chất, thiên về tinh thần)
-ưa nhìn (nét đẹp chưa rõ nét, đẹp hài hòa chung)
-phương phi (nam, hơi lớn)
-khôi ngô, tuấn tú (nam, hơi nhỏ)...

*phong cách
-trẻ trung ( sức sống , tươi tắn )
-chững chạc ( trầm tĩnh , bản lĩnh )
-già cỗi ( cổ kính , xưa cũ )

*tính chất
-duyên dáng (cử chỉ hòa nhã, dáng điệu đẹp đẽ)
-thanh nhã (tinh thần, dễ gần, tinh tế )
-khả ái ( nữ ,  mềm mại dịu dàng )

*tinh thần
-mạnh mẽ ( có ý chí , nghị lực .)
-yếu đuối ( thiếu phương hướng , hèn yếu )

*trạng thái
-tình cảm ( buồn , vui , giận dữ )
-tâm lý ( tích cực , tiêu cực  )

Phái nữ có nhiều vẻ đẹp tự nhiên phong phú hơn nên được gọi là “phái đẹp”, nghệ thuật hội họa thường chọn mẫu vẽ nữ để miêu tả thế giới.

1.2 Phong cảnh - Loài vật . 

*hình dáng
*màu sắc 
*trạng thái 
*hương vị.
*âm điệu

1.3 Nghệ thuật và hàng hóa . 
Cái đẹp cũng hiện hữu trong 
-tác phẩm nghệ thuật
-thủ công mỹ nghệ
-hàng hóa, dụng cụ .

1.4 Cảm xúc và tình cảm thẩm mỹ của cái đẹp .
 - Đối diện cái đẹp, con người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, pha chút bàng hoàng, ngạc nhiên và cảm thấy yêu đời hơn ( cảm xúc ) .
- Tình cảm thẩm mỹ thuộc về những trạng thái tình cảm phong phú của con người. Đó là tình yêu cái đẹp, căm ghét cái xấu, xót xa đồng cảm với cái bi, thán phục cái trác tuyệt, chế giễu với cái hài...
-Tình cảm thẩm mỹ hướng con người đến với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ.
-Tình cảm thẩm mỹ có thể đúng đắn hoặc sai lầm khi đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ  .  Nhà phê bình cần có tình cảm thẩm mỹ đúng đắn khi thẩm định nghệ thuật, để hướng dẫn công chúng thưởng thức, đồng thời tác động tới cả nghệ sĩ. < ở điểm này theo tôi nhà phê bình cũng cần phải tìm hiểu thi hiếu thẩm mỹ của mọi người , mọi đối tượng trong xã hội , trên thế giới và có một tầm nhìn sâu rộng , hiểu biết , khách quan , phải biết tiếp thu cái cũ , cái cổ điển , cái lạc hậu và đón nhận cái mới , cái bất toàn , cái dị biệt với một thái độ cầu tiến , nhân sinh , chứ không phải phán xét , mệnh lệnh - đặc biệt là khi họ có quyền định hướng dư luận - vì đối tượng của thẩm quyền là phục vụ chứ không phải là cai trị >

2. PHÂN LOẠI .

 Cái đẹp tồn tại ở 3 dạng

2.1 Cái đẹp trong Tự nhiên .
Phong cảnh thiên nhiên: cây cối  , núi rừng , lá  hoa …vũ trụ , bầu trời , trăng sao... sông biển, loài vật, ... với tiêu chuẩn sau:
* Tính đa dạng về hình thức : cân đối, cân xứng ,trật tự . < ở điểm này theo tôi cũng có thể là phi đối xứng , hỗn độn ( chaos ) , bất định hình ... >
* Tính phong phú về thuộc tính : màu sắc, hương vị, hài hòa , hoàn hảo
* Tính tiến hóa và phát triển : Tất cả thế giới sinh vật đều có vẻ đẹp, do trải qua hàng triệu năm tiến hóa và phát triển . < ở điểm này theo tôi cũng có thể trạng thái nguyên khai của tự nhiên , khởi thủy của thế giới cũng hàm chứa cái đẹp >

2.2 Cái đẹp trong Xã hội .
- Giá trị nhân bản nhân văn ( đoàn kết , dân chủ , công bằng , tự do  , hy sinh ...)
- Giá trị sáng tạo kỹ thuật ( lao động , phát minh , kỹ xảo  ...) 
- Giá trị tình cảm ( tín ngưỡng , yêu thương , căm giận , tha thứ ...)
  
2.3 Cái đẹp trong Nghệ thuật .
- Tái tạo những vẻ đẹp của tự nhiên và xã hội, lấy con người làm trung tâm . < ở điểm này theo tôi là lấy khách thể thẩm mỹ làm trung tâm . Khách thể ấy có thể là con người , tự nhiên ,  thần thánh ... >
- Tác động vào hai giác quan chính là Nghe và Nhìn (âm thanh và hình ảnh đẹp..) < ở điểm này theo tôi do : " Đời sống thẩm mỹ thẩm thấu hòa lẫn vào cả đời sống vật chất lẫn tinh thần  "  (xem phần Cấu trúc thẩm mỹ ) thì cái đẹp tác động vào tất cả giác quan và chiều sâu tâm hồn con người >
- Chọn lựa, tập trung những hình ảnh đẹp, gạt bỏ những cái bình thường, bố trí hợp lý để đạt tới cái đẹp.< ở điểm này theo tôi không hẳn là chỉ " chon lựa tập trung vào những hình ảnh đẹp, gạt bỏ những cái bình thường" , mà  " phải xem xét tổng thể tất cả những cái đẹp và xấu , phát hiện  và áp dụng được những quy luật bố trí phù hợp một cách chủ quan lẫn khách quan để đạt tới cái đẹp "  ( ví dụ : Victor Hugo đã tạo ra nhân vật Quasimodo vừa đẹp vừa xấu ) >
- Sáng tạo những vẻ đẹp mới chưa được phát hiện . < ở điểm này theo tôi không hẳn là sáng tạo , mà có thể là phát hiện ra và hiệu chỉnh cái đẹp ở dạng tiềm ẩn vốn tự có trong thế giới khách quan >

Cái đẹp trong Tự nhiên rất phong phú, cái đẹp trong Xã hội là đa dạng , cái đẹp trong Nghệ thuật là vô tận.

3. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP.

-Triết gia -toán học gia Pythagore căn cứ vào các con số để giải thích sự cân đối, hài hòa của thế giới. Cái đẹp sinh ra từ những sự chuyển động có nhịp điệu và âm thanh. Cái đẹp là sự vận động nhịp nhàng của các con số và sự hòa điệu của chúng (tiến tới lí thuyết âm nhạc hiện đại: cái đẹp của âm thanh gọi là giai điệu)

-Triết gia Heraclite: cái đẹp sinh ra từ sự hài hòa của mâu thuẫn. Ông nhấn mạnh tính tương đối của cái đẹp. Dấu hiệu của cái đẹp là sự hòa hợp trong mâu thuẫn và phù hợp với điều kiện sống.

-Triết gia Democrite cho rằng: điều tốt nhất của con người là sống, sống khoan khoái hơn, ít buồn phiền hơn. Không nên cố đạt tới bất kì sự khoái cảm tột đỉnh nào mà chỉ nên đạt tới khoái cảm gắn liền với cái đẹp. Ai vi phạm độ thì cái dễ chịu sẽ trở thành cái khó chịu. Cái đẹp là trạng thái đạt đến khoái cảm đích thực . Ông cũng cho rằng khi con người muốn tái hiện cuộc sống thì nghệ thuật xuất hiện.

-Triết gia Platon: Cái đẹp là ý niệm vĩnh cửu,siêu cảm giác và siêu trần thế. Mọi vẻ đẹp là do Thượng đế dẫn nhập vào , con người chỉ nhận ra cái đẹp mà không thể giải thích được cái đẹp .

-Triết gia Kant thế kỉ 18: Cái đẹp chỉ tồn tại trong chủ thể .

-Triết gia Hegel thế kỉ 19: Cái đẹp chỉ có ở nghệ thuật

-Ý kiến của các nhà văn, nhà mỹ học Nga thế kỉ 19 tiến thêm một bước khi xác định quan niệm đầy đủ về cái đẹp.


4. THẨM MỸ .

 ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁI ĐẸP .

-Cái đẹp là nhu cầu tinh thần vô hạn của con người (nhu cầu vật chất thì hữu hạn) giúp con người khoan khoái dễ chịu.  < ở điểm này theo tôi nếu nhu cầu vật chất của con người là hữu hạn thì đời  sống sẽ bất đối xứng , cơ chế các khái niệm trong mỹ hoc sẽ không phù hợp . Ví dụ : con người muốn xây dựng các công trình kiến trúc trên biển ( hoặc trên mặt trăng chẳng hạn ) thì nhu cầu về vật liệu mới , công nghệ , thiết bị mới là tất yếu  . Như vậy nhu cầu vật chất của con người là vô hạn >

-Cái đẹp là một hiện tượng vô cùng phức tạp và đa dạng. < ở điểm này theo tôi cái đẹp cũng có thể là các hiện tượng đơn giản , nguyên thể , thô sơ . Ví dụ tính mỹ thuật của một viên sỏi trên bờ biển đây cát trắng  >
-Cái đẹp thuộc về lĩnh vực tinh thần và tình cảm dù nó tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần . < ở điểm này theo tôi vì  " Mỹ học thừa nhận “cái đẹp mang tính thứ nhất triết học” " nên phát biểu rằng" Cái đẹp thuộc về lĩnh vực tinh thần và tình cảm dù nó tồn tại ở bất cứ hình thái nào theo tính chất bản thể triết học thứ nhất " >
-Cái đẹp là giá trị giúp con người đánh giá thế giới và bản thân mình. < ở điểm này theo tôi cái đẹp và con người có sự tương tác thích nghi . Con người phát hiện chứ không hẳn sáng tạo cái đẹp và lấy các tiêu chuẩn của cái đẹp sau khi phát hiện tác động lại chính con người
-Cái đẹp là nhu cầu cá nhân nhưng đồng thời cũng mang tính định hướng của xã hội. < ở điểm này theo tôi cái đẹp cũng là nhu cầu của xã hội , lịch sử con người , lịch sử tự nhiên >
-Cái đẹp tồn tại trong ba phạm vi : tự nhiên - xã hội và nghệ thuật. < ở điểm này theo tôi nên nói rằng cái đẹp hiện đang tồn tại trong 3 phạm vi  , có thể cái đẹp sẽ tồn tại trong nhiều phạm vi khác mà con người chưa phát hiện  ( khoa học , công nghệ ...) >


4.1 Cái đẹp khách quan .
 Thẩm mỹ tự có những chuẩn mực như cân đối trật tự, hợp lí . Về kích thước, đó là “ tỉ lệ vàng “, kích thước vàng. Thiên nhiên là nơi chứa đựng những cái đẹp khách quan tự nó, trải qua hàng triệu năm thích nghi, đào thải và tích lũy... Loài vật có óc thẩm mỹ hay không? - người ta mới chỉ thừa nhận chúng có bản năng sinh vật về cái đẹp.< ở điểm này theo tôi cái đẹp cũng có thể tự có những chuẩn mực và cũng có thể không chuẩn mực và  con người đã gán cho nó những chuẩn mực theo chủ quan của mình ( ví dụ : phát hiện về cơ số 2 , cơ số 5 , dãy số Fibonacci xuất hiện trong kiến trúc Trung quốc , Ba tư ... ) >

4.2 Cái đẹp hài hòa, chỉnh thể trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật .
-Hài hòa là sự phối hợp những bộ phận nếu đứng riêng lẻ chưa phải là đẹp sẽ tạo ra một cái đẹp (ví dụ: đôi chân con cò khẳng khiu, quá dài so với thân thể nhỏ bé, nhưng lại hòa hợp với cổ dài, mỏ dài, do đó nhìn toàn bộ con cò rất đẹp). < ở điểm này theo tôi  : Hài hòa là sự phối hợp những bộ phận nếu đứng riêng lẻ có thể là đẹp hoặc chưa phải là đẹp nhưng sẽ tạo ra một cái đẹp tổng thể có chuẩn mực tự thân hoặc do con người tạo ra chuẩn mực ấy ( vì "  Cái đẹp này phụ thuộc vào năng lực vào ý thức thẩm mỹ của con người (chủ thể). - xem  4.3  " . Với định nghĩa như vây Hài hoà sẽ không xung khắc với  Chỉnh thể >
-Chỉnh thể có thể thiếu sự cân xứng, nhưng nó được đặt trong một tương quan nào đó vẫn tạo ra được cảm giác hài hòa và đẹp (ví dụ: mái tóc lệch, chiếc răng khểnh)

4.3 Cái đẹp mang tính chủ thể - khách thể .
 Cái đẹp này phụ thuộc vào năng lực vào ý thức thẩm mỹ của con người (chủ thể). Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như: lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh xuất thân, trình độ học vấn và văn hóa, dân tộc, thời đại. Những yếu tố ấy tạo ra những thị hiếu thẩm mỹ khác nhau. < ở điểm này theo tôi ta có thể phát biểu súc tích như sau : Cái đẹp này phụ thuộc vào năng lực vào ý thức thẩm mỹ và các tố chất đặc trưng hoặc khác biệt của con người  (chủ thể). >

4.4 Cái đẹp trong nghệ thuật .

Khái niệm .

Đó là cái đẹp do nghệ sĩ sáng tạo ra trong các loại hình nghệ thuật. Cái đẹp nghệ thuật có quan hệ mật thiết với cái đẹp trong tự nhiên và xã hội.Trước hết, nghệ thuật tái tạo những cái đẹp có sẵn trong tự nhiên mà trung tâm là con người. Tái tạo không phải là sự sao chép đơn giản, mà là chọn lựa, sắp xếp bố cục, gạt đi những cái rườm rà, và tập trung chiếu sáng cái đẹp. Qua sự tái tạo, nghệ sĩ bộc lộ cách đánh giá và ca ngợi cái đẹp. Ngoài ra nghệ sĩ còn sáng tạo những vẻ đẹp mới mẻ như một ước mơ, một dự báo về cái đẹp tương lai, hoặc quay về sống với những cái đẹp đã trôi vào quá khứ...< ở điểm này theo tôi như đã nói ở trên : không hẳn là chỉ " chon lựa tập trung vào những hình ảnh đẹp, gạt bỏ những cái bình thường" , mà phải xem xét tổng thể tất cả những cái đẹp và xấu , phát hiện  và áp dụng được những quy luật bố trí phù hợp một cách chủ quan lẫn khách quan để đạt tới cái đẹp. Như vậy " Tái tạo không phải là sự sao chép đơn giản, mà là chọn lựa, sắp xếp bố cục, gạt đi những cái rườm rà, và tập trung chiếu sáng cái đẹp " cần phải được sửa chữa như sau :  " Tái tạo không phải là sự sao chép đơn giản, mà là chọn lựa, sắp xếp bố cục, tổ chức lại hoặc loại bỏ những cái rườm rà  một cách hợp lý để nổi lên vai trò của cái đẹp hoặc tập trung chiếu sáng cái đẹp " >

Các tiêu chuẩn cái đẹp trong nghệ thuật:
*Tính điển hình của vẻ đẹp:
Cái đẹp có tính chất
-phổ biến .
-sinh động
-cụ thể

Kết hợp các tính chất này tạo ra rung động khoái cảm thẩm mỹ cho người thưởng thức.
Trong quan niệm về cái đẹp cần tránh hai hướng lệch lạc:
-tính giáo điều ( cổ điển , bảo thủ  )
-tự nhiên chủ nghĩa ( cấp tiến , phóng túng )
< ở điểm này theo tôi ngoài các tinh chất trên
Cái đẹp cũng có đầy đủ các tính chất
-Tiềm ẩn (ví dụ : hang động , đáy biển , vi sinh vật , phiêu sinh vật ...)
-Tĩnh tại  ( ví dụ : Núi đồi , sa mạc ...)
-Trừu tượng (vân ốc , bông tuyết , tia chớp ... )
-khách quan (  tự bản thể , ví dụ : phong cảnh thiên nhiên ...)
-chủ quan ( do áp đặt từ con người , ví dụ biển ( phi đối xứng ) , cát  ( vô định hình ), ...>
4.5. Nhân vật lí tưởng .
Nhân vật lí tưởng đồng hành với lịch sử mỹ học, lịch sử nghệ thuật và lịch sử phát triển của nhân loại .
Nhân vật lí tưởng là mẫu người đẹp nhất của một thời đại lịch sử , một bước ngoặt lịch sử nào đó .
< ở điểm này theo tôi :  Nhân vật lí tưởng là mẫu người đẹp nhất của một thời đại lịch sử có thể do hoàn cảnh lịch sử tạo ra , hoặc là một sản phẩm duy ý chí  do con người phát hiện và bổ khuyết thêm để đáp ứng một nhiệm vụ mỹ thuật nào đó phục vụ cho ý tưởng của một tầng lớp chiếm hữu công cụ và phương tiện sản xuất  >

5. TRÁC TUYỆT .

ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÁC TUYỆT .


Cái Trác Tuyệt 
-một mặt phản ánh bản thân tính chất đồ sộ, to lớn, hùng vĩ, vũ bão, mạnh mẽ hay là thanh cao, tiềm tàng, sâu lắng, vô cùng trong sáng, vô cùng thanh khiết của các sự vật khách quan .
-mặt khác nó phản ánh xu hướng con người luôn luôn có khát vọng vươn tới cái vĩ đại.  

PHÂN LOẠI  .

Bốn dạng trác tuyệt
Cái trác tuyệt huy hoàng
Cái trác tuyệt mãnh liệt 
Cái trác tuyệt thán phục
Cái trác tuyệt thanh cao

5.1 Cái trác tuyệt huy hoàng .
Ngắm nhìn toàn cảnh buổi bình minh báo hiệu một ngày đẹp trời .
Một buổi hòa nhạc lớn hàng nghìn diễn viên với bài đồng ca hùng tráng .
Bản giao hưởng số 5 của Beethoven với những giai điệu huy hoàng tràn đầy niềm tin tất thắng vào sức mạnh con người .
Những câu nói nổi tiếng của một số vĩ nhân, lãnh tụ, nhà văn hóa lớn trên thế giới.
- đó là những cảnh tượng huy hoàng khiến ta cảm thấy khoan khoái cao độ,vui mừng tràn ngập.

5.2 Cái trác tuyệt mãnh liệt.
Cảnh biển động dữ dội, bão táp cuốn trôi tất cả, sấm chớp đầy trời
Núi lửa đang phun cuồn cuộn
Đứng nhìn cảnh rừng già mênh mông, trầm lặng chỉ có tiếng gió xào xạc
Chúng làm cho ta cảm thấy bị ức chế, dồn nén rồi dâng trào xúc cảm mãnh liệt.

5.3 Cái trác tuyệt thán phục.
Những công trình kiến trúc , cung điện ở Pháp , nhà thờ ở Ý .. 
Kim Tự Tháp và bức tượng con Sphinx ở Ai cập , Vạn lý trường thành
Chúng làm cho ta cảm thấy bị kích thích , xúc cảm thán phục .


5.4 Cái trác tuyệt thanh cao .
Cảnh ngôi chùa Một Cột (chùa Diên hựu) đơn sơ cũ kĩ ở Hà Nội
Các bài thơ trong văn học cổ nói lên cảnh nhàn nhã , thanh khiết
Truyện Kiều của Nguyễn Du...
Cái trác tuyệt thanh cao có vẻ bề ngoài giản dị, gần gũi nhưng hàm chứa những vẻ đẹp tiềm ẩn, tinh khiết tưởng như vô hạn, khiến cho ta suy nghĩ  và khâm phục .

TÍNH CẢM THẨM MỸ CỦA TRÁC TUYỆT.

Các phạm trù mỹ học là thể thống nhất và phân lập ở hai cực:
Một là , nó có tính chất bản thể (tự nó);
Hai là , nó mang tính chất giá trị học định vị (tuỳ theo cách đánh giá của con người)

Nếu cái đẹp thúc đẩy con người vươn đến cái hoàn thiện hoàn mỹ thì cái trác tuyệt phản ánh một phẩm chất rất quan trọng là: trong khi hoàn thiện bản thân mình, con người còn muốn hùng vĩ hóa bản thân một cách bất tận để đáp ứng những nhiệm vụ to lớn và vô tận của cuộc đời đang đặt ra trước con người.
Xu hướng không ngừng nâng cao năng lực và tâm hồn con người hướng đến cái vĩ đại đã yêu cầu mỹ học phải đề cập đến cái trác tuyệt.
Như vậy, hai tiêu chí đầu tiên để xây dựng tình cảm thẩm mỹ của cái trác tuyệt là

(i). Bản thân các sự vật khách quan còn tiềm tàng biết bao năng lực to lớn mà con người chưa thể một lúc đã phát hiện hết. 
(ii) Mặt khác ngay trong bản thân con người cũng còn chứa biết bao nhiêu khả năng mạnh mẽ chưa thể một lúc sử dụng hết, phát huy hết.

Khi nói về mối quan hệ giữa hai năng lực tiềm tàng này, ngay từ thời cổ Hy Lạp, tác phẩm mỹ học " Bàn về cái trác tuyệt "  ( vô danh ), đã nhấn mạnh: “Trong tính bẩm sinh của nó, về bản chất, tâm hồn con người có thể đồng vọng với cái trác tuyệt”. Nhưng đó không phải là tiếng vọng thông thường, mà là “ tiếng đồng vọng về cái vĩ đại của tâm hồn”.
Để phân biệt tình cảm của cái đẹp và tình cảm của cái trác tuyệt, chúng ta cần chú ý, khi cảm thụ cái đẹp, người bình thường cũng có thể bị cái đẹp quyến rũ. Nhưng khi cảm thụ cái trác tuyệt, không phải bất cứ ai cũng nẩy sinh tâm hồn trác tuyệt. Muốn có tình cảm về cái trác tuyệt, tư tưởng và cảm hứng của con người không thể thấp kém. Những người suốt đời mắt nhìn xuống đất, trong đầu đầy những ý nghĩ thông tục sẽ không thể “đồng cảm với sự vĩ đại”. Chỉ những ai mà lí tưởng sống có nội dung lành mạnh, có khát vọng vươn lên cái cao đẹp thì mới có năng lực cảm nhận “tiếng đồng cảm về sự vĩ đại của tâm hồn”. Tình cảm về cái trác tuyệt có cường độ mạnh mẽ với nhiệt tình hăng say đầy khát vọng hướng về sự hùng vĩ. Tình cảm trác tuyệt chứa đựng một giá trị tổng hợp - đó là thành quả cao của mối quan hệ Chân - Thiện - Mỹ .

TRÁC TUYỆT TRONG NGHỆ THUẬT.

 Vị trí của trác tuyệt trong các loại hình và loại thể của nghệ thuật.
Theo phân loại của Hegel, chúng ta có các loại hình và loại thể nghệ thuật sau đây có khả năng miêu tả cái trác tuyệt .
-Về loại hình nghệ thuật .
Gồm có  kiến trúc, điêu khắc, hội họa, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, vũ đạo và văn học.
-Về loại thể văn học . 
Gồm có sử thi (thể tự sự), kịch (chính kịch và bi kịch) và trữ tình. Trong số đó, sử thi (cũng gọi là anh hùng ca) là thể loại chủ yếu miêu tả cái trác tuyệt, giống như bi kịch là thể loại nghệ thuật của cái bi và hài kịch là thể loại nghệ thuật của cái hài.Vai trò của anh hùng ca ở các thời đại khác nhau thì khác nhau, nhưng cùng qui luật là: “ mỗi thời đại đều cần có những con người vĩ đại của nó, và nếu không có những con người như vậy, thì, thời đại sẽ sáng tạo ra những con người như thế ”.




Kết luận .

Vai trò mỹ học của trác tuyệt trong nghệ thuật đã không bó hẹp trong những lời tụng ca về những anh hùng đã có, mà còn có nhiệm vụ rất trọng đại là sáng tạo ra những anh hùng cho lịch sử.
Cần lưu ý rằng: nghệ thuật tối kị sự giản đơn, máy móc. Ngoài thể loại sử thi anh hùng và các loại hình nghệ thuật khác , nghệ sĩ phải biết cách kết hợp tài tình giữa cái trác tuyệt với thẩm mỹ, bi tính  và có khi cả với hài tính nữa. Chỉ có kiến trúc là không phù hợp với cái hài kịch, còn điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ ca, đặc biệt sân khấu và điện ảnh lại rất cần sự pha trộn hợp lí các hình thái thẩm mỹ, trong đó có cái trác tuyệt, để sự phản ánh của nghệ thuật trở nên đa dạng phong phú như của cuộc sống vẫn thường đòi hỏi.

Điều cần chú ý thêm, trác tuyệt là một phạm trù thẩm mỹ mang tính lí tưởng , thể hiện những vấn đề nhân sinh , nhân văn . Thông qua cách tạo hình bằng những gam màu trong sáng, nghệ thuật vận dụng cái trác tuyệt để xay dựng nên tố chất hùng vĩ của tâm hồn, của những chiến công rạng rỡ với tầm vóc lớn lao , tạo nên nhân vật mang chất lí tưởng thời đại. Nhờ đó hình tượng nghệ thuật phản ánh lên như một thực thể đầy sức cuốn hút.
Trác tuyệt trong bi kịch là một thể loại nghệ thuật rất gần với chất lí tưởng cũng được thể hiên một cách sáng tạo . Khi xây dựng những tác phẩm thuộc loại này, nghệ sĩ cũng thường pha trộn chất hùng tráng với chất bi thương để tạo nên những khúc ca bi tráng. Aristote đã nói, " chỉ có cái chết có ý nghĩa rộng lớn đối với xã hội mới làm cho người đời luyến tiếc, xót thương như luyến tiếc một ráng chiều còn đẹp mà sớm bị mây mù che khuất " . Do đó, chất đồng cảm trong bi kịch phải khởi đầu từ những hồi quang có “ tiếng đồng vọng vĩ đại của tâm hồn”. Cái trác tuyệt trong nghệ thuật uyển chuyển đến mức bên cạnh vẻ đẹp anh hùng của nhân vật, đôi khi nghệ sĩ còn tìm cách đưa thêm vào đó đôi nét “ yếu đuối mà ta quen thuộc “ để làm cho nhân vật của mình nổi bật chất người chân chính, cao đẹp, nhưng vẫn thật gần gũi chẳng hề gượng gạo, xa lạ với cuộc đời hiện thực .

Khi biểu hiện cái trác tuyệt trong nghệ thuật, nghệ sĩ phải có lòng tin vào con người. Khi thể hiện " sự đồng cảm vĩ đại của tâm hồn ", nghệ sĩ cũng phải nâng tâm hồn mình lên ngang tầm vĩ đại đó. Nếu không, dù miêu tả cái trác tuyệt, tác phẩm sẽ sẽ chỉ đạt mức độ " tường thuật  "mà không được coi là tác phẩm trác tuyệt .

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


6 . BI KỊCH

6.1 Khái niệm .

Bi kịch là tình trạng xung đột trực tiếp xảy ra giữa cái đẹp và cái xấu.
Cái đẹp và cái xấu đều muốn tồn tại hợp pháp và cố gắng duy trì sự tồn tại của mình.
Đó là những xung đột có ý nghĩa xã hội, lịch sử, đạo đức, tâm lí, chứ không phải bất kì sự xung đột nào trong cuộc sống. Những xung đột bi kịch liên quan đến nhân sinh quan và tình cảm lớn lao của con người, có ý nghĩa triết lí sâu xa, khiến chúng ta xúc động và rút ra được những bài học răn đời.
Quan điểm của Aristote về bi kịch sau đây rất cô đọng và chuẩn xác:
(i) " Bi kịch là một hiện tượng quan trọng trong xã hội, thông qua số phận cá nhân."
(ii)  Bi kịch chính thống là bi kịch của những con người có hành động nghiêm túc và cao thượng “người tốt nhất so với những người trong thực tế" .
(iii) Kết thúc xung đột, những người tốt chịu đựng sự bất hạnh, thậm chí bị tiêu vong thảm khốc. 
(iv) Nhưng sự thất bại của họ làm cho người đời xót thương, ca ngợi họ, vẽ chân dung họ đẹp, “ đẹp hơn thực “ để lại cho cuộc đời một tấm gương. 
(v) Tấm gương đó là bài học, giúp con người tránh điều ác, làm điều thiện. Bi kịch làm trong sạch hóa cảm xúc tương tự bằng cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp.
Có người gọi bi kịch là loại “  bi hùng ca  “, nó làm cho con người ghê tởm và căm ghét cái xấu, cái ác và khích lệ con người đấu tranh cho lí tưởng sống của xã hội.

6.2  Phân loại bi kịch .
(i) Bi kịch chính thống . 
 Gồm 2 loại
 *  Bi kịch của các nhân vật chết trong bóng đêm của lịch sử .
Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối là một dạng thức bi kịch lịch sử và có tính chất điển hình nhất. Đây là xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn  . Như vậy, bi kịch ở đây là bi kịch của cái mới, cái tiến bộ còn đang ở trong thế yếu, ở trong một hoàn cảnh nảy sinh nhu cầu tất yếu cần thay đổi lịch sử hiện hành .
**Bi kịch của nhân vật chết trước bình minh của lịch sử .
 Đây là một dạng bi kịch lịch sử, nhưng là cái bi của cái mới, cái tiến bộ đã ở thế thắng trong toàn cục, nhưng một bộ phận nào đó của nó còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, khiến cho người anh hùng bị sa cơ và bị tiêu diệt . Chính vì thế, cái chết của nhân vật anh hùng này có một tính chất mỹ học mới, đó là tính bi - hùng kịch.

(ii)  Bi kịch của cái cũ . Có thể xác định ba tiêu chí cơ bản làm nên bi kịch của cái cũ .
-Cái cũ chưa phải đã mất hết vai trò trong lịch sử, chưa trở thành hoàn toàn xấu xa .
-Bản thân cái cũ vẫn còn đặt cơ sở vào tính chất hợp lí của nó.
-Những con người đứng ở phía cái cũ không phải là sự lầm lạc có tính cá nhân, mà là sự lầm lạc có tính chất lịch sử toàn thế giới.
Như vậy bi kịch ở đây không phải là xung đột giữa cái mới và cái cũ, mà là bi kịch của sự lầm lạc của chính cái cũ. Nói một cách khác, đó là sự lầm lạc của những con người chưa nhận thức ra tính tất yếu của quá trình đang chết dần của cái cũ, nên vẫn đem hết cả tài trí và sức lực của mình ra để bảo vệ .

(iii) Bi kịch cuả sự lầm lẫn, sự kém hiểu biết hoặc sự “ ngu dốt “ .  Bi kịch của sự lầm lẫn được nêu ra như một bài học giá trị của cuộc đời - có tác dụng cảnh giác con người .
Bi kịch của sự kém hiểu biết liên quan đến vấn đề là sự “ngu dốt”: “Sự ngu dốt là con quỷ mà chúng ta e rằng chúng sẽ còn gây ra nhiều tấn bi kịch “. Ở một trường hợp khác, bi kịch của sự kém hiểu biết xảy ra không phải do một lực lượng xã hội nào, cũng không phải do một phép tắc đạo đức nào dẫn dắt họ, mà là một tai nạn, một sức mạnh mù quáng của tự nhiên.

(iv) Bi kịch của những khát vọng con người . Loại bi kịch này nảy sinh do xung đột gay gắt bởi những mâu thuẫn không thể nào khắc phục nổi giữa nhung khát vọng chính đáng riêng tư của con nguời và khả năng không thể thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống. Bi kịch này thể hiện những đau khổ, dằn vặt của cá nhân, song nó lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, sứ mệnh của con người, vì thế nó day dứt mãi lòng người. Bi kịch này có yếu tố vạch trần, lên án gay gắt cái xấu và dạy cho con người biết trân trọng những nguyện vọng chính đáng của mỗi người.

(v) Bi kịch của chính cái xấu  . Cái cũ đã thực sự trở thành xấu và gây ra tác hại khủng khiếp, nó cần phải bị trừng phạt một cách nghiêm khắc, “kẻ gieo gió ắt phải gặt bão”, đó là nội dung cơ bản của bi kịch của chính cái xấu. Giá trị mỹ học của bi kịch này là: nếu các dạng thức bi kịch khác đều là bi kịch của cái đẹp, cái tốt, hoặc cái còn tốt mà bị lầm lạc thì bi kịch của chính cái xấu là bi kịch của tội ác. Ở đây, người ta không lấy nước mắt để răn đời, không lấy lòng xót thương mà luyến tiếc người đã mất, trái lại, lấy sự khủng khiếp để nhắc con người chớ làm điều khủng khiếp. Đến đây chúng ta hiểu rõ quan điểm của Aristote về bi kịch khi ông viết: “ Bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp “  Cái ý nghĩa khủng khiếp do tác động của bi kịch của cái xấu mà mãi sau này qua tài nghệ của Shakespeare trong vở Macbeth người ta mới nhận thức một cách rõ ràng.

6.3 Nghệ thuật bi kịch .


(i) Nguồn gốc bi kịch .
Rõ ràng, bi kịch không gắn với sự sinh ra của con người. Phải trải qua một thời gian khá dài, mãi đến thời kì giao thoa giữa xã hội công xã nguyên thủy và chiếm hữu nô lệ, bi kịch mới hình thành và phát triển. Khi loài người chuyển dần sang chế độ chiếm hữu nô lệ, nghĩa là từ cái giai đoạn mông muội sang thời đại văn minh, con người đã sáng tạo ra lịch sử anh hùng .

(ii) Bi kịch Hy Lạp cổ đại .
Sự hình thành nhà nước dân chủ- chủ nô trong hình thái chiếm hữu nô lệ đã tạo ra những cảm xúc thẩm mỹ độc đáo. Một mặt là cuộc đấu tranh giữa những thế lực dân chủ và tự do với những thế lực chủ nô , mặt khác là cuộc đòi quyền sống của những người nô lệ vẫn thường xuyên diễn ra gay gắt. Tuy nhiên, vai trò của những cá nhân tự do trong đời sống xã hội (những thợ thủ công, thương nhân và làm ruộng, chăn nuôi v.v..) đã được khẳng định hơn so với chế độ thị tộc. Do đó cá nhân con người trở thành có vai trò độc lập nhất định. Tất cả những nguyên nhân xã hội này dẫn tới một khát vọng là, con người muốn nhận thức, muốn lí giải những xung đột gay gắt của cuộc đời bằng thẩm mỹ. Cũng từ đó đánh dấu sự ra đời của nền bi kịch chính thống, nghĩa là có sự chuyển từ hình thức tế lễ nguyên thủy sang một loại hình nghệ thuật có khả năng tái hiện cuộc sống một cách rộng rãi, khái quát và sâu sắc.

Theo dòng lịch sử bi kịch không còn chỉ bó hẹp trong sự miêu tả cuộc đời và những bước thăng trầm của các vị thần trong thời cổ đại nữa. Bi kịch đã mở rộng chủ đề và đề tài của mình và mang ý nghĩa xã hội phổ biến hơn. Bi kịch đã chú trọng đến các đề tài lịch sử, chú trọng phản ánh những lỗi lầm của cuộc đời, xây dựng các tính chất anh hùng và các tính cách đau thương khác.

Nhưng các truyện thần thoại vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong bi kịch Hy Lạp cổ đại. Bên cạnh anh hùng ca Iliade và Odyssee của Homer, Hy Lạp cổ đại đã để lại cho kho tàng văn hóa nhân loại một nền bi kịch quý giá với ba nhà viết kịch tiêu biểu là Essille, Sophocle và Euripide, cùng các vở nổi tiếng là Promethe bị xiềng, Eudip làm vua, Aêngtigon, Medee .

Có thể nêu mấy đặc điểm quan trọng của nền bi kịch này là: Các lực lượng đối lập với con người thường có uy quyền rất lớn, thường được khoác áo thần linh (Zeus trong Promete bị xiềng), nhưng cũng có khi được biểu hiện như một thứ định mệnh (trong Eudip làm vua) hoặc một thứ khát vọng cuồng nộ (trong vở Medee của Euripide). Các anh hùng của bi kịch thường bị thất bại thảm thương, bị đọa đầy đau khổ, hoặc bị hi sinh trong biển máu.

Bi kịch Hy Lạp cổ đại đã chú ý khai thác những yếu tố thẩm mỹ như:
*Tính bất tử của con người chân chính.
*Cảm hứng về sự tái sinh của vẻ đẹp con người dưới một hình thái mới.
Người anh hùng trong bi kịch này bị hi sinh vì lợi ích của con người nên vẫn được người đời mến phục và xót thương, đời đời dành cho họ những vòng nguyệt quế đẹp nhất. Chính vì vậy, có thể nói nghệ thuật bi kịch Hy Lạp cổ đại đã biết buộc cái chết phục vụ cuộc sống.

(iii) Bi kịch thời Trung cổ phương Tây  .
 Bi kịch Trung cổ phương Tây mang màu sắc tôn giáo rõ nét. Quan niệm về bi kịch Trung cổ phương Tây gắn với truyền thuyết về sự phạm tội của loài người ,  gắn với truyền thuyết giáng thế và chịu khổ hình trên thánh giá của Đức Chúa Jesus . Các hình ảnh được biểu hiện đầy rẫy trong những tác phẩm nghệ thuật và những tranh tượng trong những nhà thờ Cơ đốc giáo. Như vậy, bi kịch Trung cổ phương Tây không mỹ hóa vẻ đẹp con người, mà chỉ mỹ hóa thảm cảnh của con người. Nó ca ngợi sự đau thương của đời người bằng thứ triết lí khắc kỉ . Nó quan niệm bi kịch theo tư tưởng tôn giáo.

(iv) Bi kịch thời Phục hưng .
  Bi kịch Phục hưng gắn với tên tuổi của Shakespeare  và các tác phẩm nổi tiếng: Hamlet, Othello, Romeo và Juliet, Macbeth, Vua Lia, v.v.. So với Trung cổ, nghệ thuật bi kịch thời Phục Hưng là một bước tiến quan trọng, vì nó đặt ra những vấn đề nhân sinh trực tiếp. Khi giai cấp tư sản ra đời, nó làm cho cá nhân con người ý thức sâu sắc về mình; cá nhân lao đầu về phía trước, tìm niềm vui và ham muốn trần tục. Mâu thuẫn trong bi kịch thời Phục hưng là mâu thuẫn trong bước quá độ chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tiền tư bản.

Bước quá độ đó không mang theo sự tiến bộ tuyệt đối. Nó làm cho nhiều mặt của xã hội được phát triển, nhưng cũng hủy hoại nhiều giá trị đạo đức và giá trị tinh thần của thế giới cũ.
-Bi kịch Phục Hưng có tính lí tưởng rõ rệt. Nó xây dựng được những mâu thuẫn điển hình giữa một bên là những tính cách khổng lồ với một bên là hoàn cảnh khắc nghiệt, sẵn sàng đè bẹp tính cách khổng lồ đó.
-Bi kịch Phục hưng còn phát hiện và miêu tả những dục vọng, ham muốn quá độ và quá trình trở thành nạn nhân của chính dục vọng đó.
-Bi kịch Phục hưng đã phản ánh được những trở ngại khách quan như một lực lượng tàn ác không sao khắc phục nổi (bức tượng Người khổng lồ bị trói của Michellangelo) hoặc đi sâu vào mâu thuẫn nội tâm (kịch Othello của Shakespeare).
-Bi kịch Phục hưng thiên về ý nghĩa triết luận của cuộc đời, phát hiện ra tính phổ biến của các mâu thuẫn (kịch Hamlet của Shakespeare ).
*Tóm lại, bi kịch Phục Hưng đã phản ánh được những mâu thuẫn sâu sắc giữa lí tưởng nhân văn, tự do, giải phóng với một thực tại là: con người lại đang rơi vào những xiềng xích mới phi nhân tính.

(v) Nghệ thuật bi kịch cổ điển thế kỉ 17 .

  Mâu thuẫn cơ bản của thế kỉ 17 Pháp là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản  và giai cấp phong kiến lỗi thời vẫn còn sức sống dai dẳng nên họ buộc phải hòa hoãn, tạm thời bắt tay nhau. Nhân vật bi kịch là những người bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Một mặt, anh ta muốn đi theo cái mới nhưng phân vân với sự chọn lựa giữa mới và cũ . Đó là thứ “ bi kịch ngập ngừng “.
Đáng lẽ phải miêu tả mâu thuẫn ngấm ngầm giữa hai đối thủ lớn, nhà văn lại đi miêu tả mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và dục vọng cá nhân (vở Le Cid của Corneill). Do vậy, bi kịch cổ điển Pháp còn nhiều nhược điểm về giá trị nhận thức xã hội, nhưng cũng có đóng góp quan trọng về nghệ thuật xây dựng tính cách, tu từ lời thoại và kết cấu vở kịch. Kịch của Corneill được coi là “ trường học của những tâm hồn cao thượng “, còn Racine là tài năng khám phá những uẩn khúc trong lòng giai cấp quí tộc phong kiến đang tàn, phân tích sự giằng xé bi đát của dục vọng con người, sự bất lực của họ trước “ định mệnh “, gây cho khán giả cảm xúc “ vừa thương vừa sợ “.

(vi) Nghệ thuật bi kịch của thế kỉ Ánh Sáng (thế kỉ 18) .

Hướng vào những vấn đề cơ bản của đời sống, mỹ học hiện thực thời Khai sáng đã tạo những tiền đề cho bi kịch, đạt nhiều thành tựu mới so với bi kịch Cổ điển .
-Nếu ở bi kịch Cổ điển, mỗi biến cố gây ra bất hạnh cho con người thường được cho là xuất phát từ những cái khung định sẵn của lí tưởng hòa hoãn giai cấp, thì ở bi kịch thời Khai sáng, mỗi biến cố gây ra tổn thương cho con người lại được đánh giá xuất phát từ những lí tưởng của chính quá trình tiến bộ khách quan của hiện thực. 
-Nếu ở bi kịch Cổ điển, tính cách không có quan hệ biện chứng với hoàn cảnh thì trong bi kịch Khai sáng có sự tương tác tích cực giữa tính cách và hoàn cảnh, trong đó vai trò chủ đạo thuộc về tính cách.
-Nếu ở bi kịch Cổ điển có tính mực thước lạnh lùng của tính cách, thì ở bi kịch Khai sáng lại tràn ngập sự nồng nhiệt lạ lùng của tính cách các nhân vật, sự nồng nhiệt này thấm vào tất cả các mặt của tính cách: đó là sự nồng nhiệt của khát khao, của những đam mê, căm giận, kiêu hãnh, đau đớn, hy vọng và tuyệt vọng, của tình yêu và tuổi trẻ.
Vở bi kịch " Âm mưu và ái tình "  của Shiller là một vở đại diện cho những đặc trưng như thế. Trong tác phẩm này, cuồn cuộn những tình cảm bão táp, những tư tưởng vưà hiện thực vừa phóng khoáng của thế kỉ, tràn ngập trong từng chi tiết và lập thành một đường dây xuyên suốt tác phẩm. Những tư tưởng đó tạo thành thứ ánh sáng trong trẻo chiếu rọi trên những nẻo đường mới còn rất gập ghềnh. Đó là thứ ánh sáng vừa đập nát những xiềng xích ,những ngục tù trói buộc, giam hãm con người thời phong kiến và soi sáng những bước đi mới cho con người. Các nhân vật đều được bộc lộ đến tận cùng của tính cách và tâm trạng. Những tình huống căng thẳng, quyết liệt, những đối thoại chát chúa, ào ạt, rực lửa quyện với những lời tâm tình ngọt ngào, cay đắng, đắm đuối mà vẫn trí tuệ đã nâng ý nghĩa của vở " Âm mưu và ái tình " lên ngang tầm thời đại. Cái chết của Louise và Fecdinant làm đau nhói mãi tâm hồn của những con người có lương tri. Hình tượng về cái chết trong vở bi kịch vì thế đã vượt qua tính hạn hẹp của thời gian để cùng hành động, lên tiếng đòi tự do chân chính cho con người.

(vii) Nghệ thuật bi kịch hiện đại .

* Bi kịch bi quan.
xét về tổng thể, có thể nói là những bi kịch dựa trên triết lí ngậm ngùi. Bi kịch hiện đại phương Tây lại dựa trên triết lí bi đát.Triết lí bi đát của nghệ thuật phương Tây hiện đại dựa trên quan niệm về sự thỏa hiệp đau thương không tránh khỏi của con người với thực tại nghiệt ngã . Chính điều này không cho phép nghệ thuật của nó tồn tại nhân vật anh hùng. Vì thế, nghệ thuật ấy chỉ có thể dựng lên những con người bị tha hóa .Một số kiểu mẫu nhân vật tha hóa của bi kịch hiện đại :
-Con người thất vọng : Họ là những người lúc đầu có chút ít lí tưởng sống, muốn xông pha với đời, nhưng rồi dần dần họ mất hết niềm tin và bị vùi dập bởi cái lí tưởng cá nhân mỏng manh kia không chống chọi nổi hoàn cảnh khốc liệt. Cái mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội là không giải quyết nổi khiến nhân vật trở nên bi quan , thất vọng .
-Con người chấp nhận :  Đó là bi kịch thê thảm, chua chát về tính cách con người và cũng khá phổ biến trong xã hội đương đại . Trong bi kịch này, con người sống giữa “tha nhân”, không thể tìm được một tấm lòng ưu ái và các nhân vật chấp nhận kết quả đau khổ cho thân phận của mình .

*Bi kịch lạc quan
Được trình bày theo mấy phương diện sau:
-Mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh . Hoàn cảnh trong bi kịch lạc quan không phải là hoàn cảnh hẹp ( bối cảnh ) . Nhân vật anh hùng trong bi kịch không đấu tranh đơn độc, mà chiến đấu trong toàn cảnh của mọi giai tầng xã hội đối lại các thế lực phản diện .
-Tính lí tưởng của nhân vật bi kịch .  Chiến đấu cho một mục đích cao cả, vì lợi ích chung, nên nhân vật bi kịch phải là người có bản lĩnh, loại người có tính cách mạnh mẽ say sưa.
-Ý thức đón nhận sự hy sinh . Bản thân nhân vật phải ý thức sâu sắc về tính cách bi kịch của mình. Nghĩa là, họ phải tự nhận thức về tình trạng không dễ dàng của hoàn cảnh, thậm chí phải biết đón nhận cái chết một cách tự nguyện. Họ biết đánh giá lý tưởng sống cao hơn sự sống cá nhân.
-Tính lạc quan và đầy thi hứng của hành động bi kịch . Trong cuộc đấu tranh gay gắt , nhân vật bi kịch phải vận dụng mọi sức lực và trí tuệ vốn có của mình . Do đó, bi kịch phác thảo ra ý thức tự hào về sức mạnh, nghị lực và niềm tin vào con người. Như vậy, tuy đầy rẫy gian nan và nguy hiểm, nhưng cuộc chiến đấu ấy cũng rất hấp dẫn và gợi cảm.


Kết luận .

Về tổng quát , bi kịch là một trong những đỉnh cao của sáng tạo văn học và thi ca, một loại hình nghệ thuật đậm chất triết luận,  phản ánh sâu sắc các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
-Thẩm mỹ trong bi kịch là vẻ đẹp của những tư tưởng nhân văn , nhân bản mà con người đã rút ra từ kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống.
-Trong bi kịch, tất cả những gì nhất thời, mong manh, vun vặt , tiểu tiết đều bị loại bỏ, kết tụ lại những khát vọng mãnh liệt nhất , chân thực nhất nhưng cũng trí tuệ nhất.
-Trong bi kịch, cái Chân, cái Thiện hòa hợp kì diệu với cái đẹp và cái trác tuyệt.
Niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và thất vọng, sung sướng và đau khổ, thành công và thất bại cứ tương tác lấy nhau, tương phản nhau, đối lập nhau, nhưng lại thống nhất một nhiệm vụ:
*khẳng định sự sáng tạo , sức sống mãnh liệt và bất tử của con người .
*khẳng định tính tất yếu của tiến bộ xã hội ,của cái mới dù phải trải qua rất nhiều thử thách .
------------------------------------------------------------------------------------------------------





------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sandro Botticelli 1445-1510


Alessandro di Mariano di Vanni Filipepi, còn được gọi là Sandro Botticelli (tiếng Ý phát âm: [Sandro bot ː itʃɛl i]) (sinh vào khoảng 1445 [1] - mất ngày 17 tháng 5 năm 1510) một họa sĩ Ý thời kỳ tiền Phục hưng .Ông thuộc trường phái Florentine dưới sự bảo trợ của Lorenzo de 'Medici, một phong trào Giorgio Vasari (
khoảng một trăm năm sau đó) đã mô tả đặc điểm phong trào này như một "thời kỳ vàng son", " một tư tưởng " , khá đầy đủ và phù hợp, khi ông bày tỏ ý kiến của mình về tài năng của Vita Botticelli. Danh tiếng của Botticelli còn ảnh hưởng mãi cho đến cuối thế kỷ 19, với các công trình , tác phẩm nghệ thuật của ông đã được đánh giá như những đại diện cho lĩnh vực hôi họa thời kỳ tiền Phục hưng
  Trong số tác phẩm nổi tiếng của ông có bức  The Birth of Venus   Primavera. < theo Wikipedia >

The Birth of Venus


Primavera.



Xem các tác phẩm hội họa tiêu biểu .

Download Flip Album Botticelli



------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tìm về thú vui xưa

 ====================================================================


Ông đồ mê hoạ tự

------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nghệ thuật tranh cuốn giấy

 ====================================================================


Người vẽ truyền thần cuối cùng ở Sài Gòn

------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nghệ thuật cắt giấy Kirigami


 ====================================================================


Văn hóa trà qua các bộ ấm chén cổ

------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tinh hoa từ đôi tay và trí tưởng tượng

 ====================================================================


Thổi hồn cho sáp

------------------------------------------------------------------------------------------------------


Người lưu giữ ánh sáng

 ====================================================================


Làm phim từ ảnh chụp

------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nghệ thuật từ ngón tay

 ====================================================================


Vua xương rồng

------------------------------------------------------------------------------------------------------


Triển lãm Kẻ bộ hành

 ====================================================================

Góc nhỏ Sài Gòn - Chơi chim cảnh thời hiện đại



------------------------------------------------------------------------------------------------------


Âm vang tiếng trống Việt

 ====================================================================


Huế lung linh trong lửa Carabosse

------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================


QUÊ  NHÀ .







------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



Pieter Bruegel (Brueghel) * Họa sĩ thời phục hưng xứ Flemish- Hà Lan . 












Trần hồng Cơ 

Tham khảo và trích dịch từ 

Wikipedia : http://en.wikipedia.org/wiki/Pieter_Bruegel_the_Elder
http://www.pieter-bruegel-the-elder.org/biography.html
http://www.lobkowicz.cz/en/media/


Pieter Bruegel the Elder

The Painter and The Connoisseur, c. 1565 được xem như chân dung tự họa của Bruegel'.

Tên
Pieter Bruegel
Sinhc. 1525
BreeDuchy of BrabantHabsburg Netherlands (now Belgium)
Mất9 September 1569 (age 44)
BrusselsDuchy of Brabant,Habsburg Netherlands (now Belgium)
Lĩnh vực Hội họa , Tạo bản
PhongtràoDutch and Flemish Renaissance
Phục hưng Flemish và Hà Lan
Tác phẩmLandscape with the Fall of Icarus,The Hunters in the SnowThe Peasant Wedding



Pieter Bruegel Elder (c. 1525 - 09 Tháng 9 năm 1569) là một họa sĩ thời Phục hưng Hà Lan và nhà tạo bản khắc nổi tiếng với phong cảnh của mình và cảnh nông dân (Thể loại hội họa ). Ông có  biệt danh là "nông dân Bruegel 'để phân biệt với những thành viên khác của triều đại Brueghel, . Từ 1559, ông đã bỏ chữ  'h' từ tên của mình và bắt đầu ký các bức tranh của ông với danh xưng Bruegel.

Có những ghi chép rằng ông sinh ra ở Breda, Hà Lan, nhưng không rõ liệu đây là thị trấn Breda của Hà Lan hay thị trấn Bree thuộc Bỉ , cũng được gọi là Breda theo tiếng Latin . Ông là một người học việc của Pieter Coecke van Aelst, có cô con gái tên Mayken , người mà sau này ông đã kết hôn . Ông dành nhiều thời gian ở Pháp và Ý, và sau đó đến Antwerp, năm 1551, từ đây ông đã được chấp nhận như là một bậc thầy trong giới họa sĩ.  Ông đến Ý  lần thứ hai và  trở về Antwerp trước khi định cư tại Brussels vĩnh viễn 10 năm sau đó. (  Theo Wikipedia)


Chân dung họa sĩ .

Pieter Bruegel Elder (c. 1525-1569) là một họa sĩ và nhà thiết kế Hà Lan cho nghệ thuật điêu khắc. Tác phẩm của ông cung cấp một cái nhìn sâu sắc và cơ bản vào con người và mối quan hệ của mình với thế giới tự nhiên.

Pieter Bruegel sống vào thời điểm khi nghệ thuật phương bắc đã ảnh hưởng mạnh bởi phong cách Ý, nhưng  dù có những cuộc hành trình cần thiết đến Italy cho các mục đích nghiên cứu, thật là đáng ngạc nhiên khi ông vẫn giữ được tính cách nghệ thuật độc lập của riêng mình . Thay vào đó, Pieter Bruegel đã cố tình làm sống lại phong cách Gothic của Hieronymus Bosch và xem như là điểm khởi hành cho nghệ thuật của ông , một quá trình rất phức tạp , độc đáo và riêng biệt .

Nguồn thông tin chính của chúng ta liên quan đến Bruegel từ người viết tiểu sử Hà Lan Karel van Mander năm 1604 . Các họa sĩ cận đại tiên quyết rằng Bruegel được sinh ra ở một thị trấn cùng tên gần Breda trên biên giới Hà Lan-Bỉ hiện nay .  Tuy nhiên các tác giả gần đây nhất,  đều theo ý kiến  nhà văn Ý Guicciardini  , xác định nơi sinh của họa sĩ chính là thị trấn Breda  .

Từ thực tế rằng Bruegel tham gia vào nhóm họa sĩ Antwerp năm 1551, chúng ta có thể suy ra rằng ông đã được sinh ra khoảng giữa 1525 và 1530. Thầy của ông , theo Van Mander, là một họa sĩ theo trường phái Antwerp , tên là Pieter Coecke van Aelst, có một con gái mà Bruegel kết hôn năm 1563. Giữa 1552 và 1553 Bruegel đến Italy, có lẽ là bằng đường bộ sang Pháp. Ông đến thăm Rome, nơi  đó ông đã gặp nhà tiểu họa Giulio Clovio, người đã giữ 1578 danh sách các bức tranh của Bruegel. Những tác phẩm này, mà dường như chủ yếu là về phong cảnh , hiện đã không còn tồn tại nữa .

Khoảng 1555 Bruegel trở lại Antwerp bằng cách vượt qua đỉnh núi Alps, mà kết quả chúng ta có thể tìm thấy  trong một số bản vẽ tinh tế của ông về phong cảnh núi non . Những bản phác thảo đó , tạo cơ sở cho nhiều bức tranh sau này của ông, tuy không phải là thông tin về những nơi thực tế , nhưng đó là những  "vật liệu tổng hợp" đã được tạo ra để khảo sát về cuộc sống hữu cơ giữa các hình thái trong tự nhiên in đậm nét trong các tác phẩm hội họa của Bruegel sau này .


Phong cách tiền Antwerp .



Năm 1556, Bruegel bước vào ngôi nhà của trường phái Antwerp thông qua nhà xuất bản Hieronymus Cock , như là một nhà thiết kế điêu khắc. Ký họa của ông năm đó mang tên  "Cá lớn nuốt cá bé " ( Big Fish Eat Little Fish -1557 ) đã được Cock xuất bản năm 1557 như là một bản khắc . Cock là người thay thế tên Bosch cho danh xưng Bruegel để khai thác thị hiếu cho các công trình của Bosch mà hiện nay là trường phái  Antwerp.


 Tuy nhiên , bộ sưu tập " Bảy tội lỗi chết người " ( Seven Deadly Sins ) , khắc năm 1558,  mang chữ ký riêng của nghệ sĩ, một dấu hiệu về tầm quan trọng ngày càng tăng của Bruegel. Trong những công trình Bruegel, không giống như bất kỳ của các họa sĩ phái Antwerp cùng thời , đã đạt được một cấp độ tổng hợp thực sự sáng tạo về biểu tượng ma quỷ của Bosch với tầm nhìn cá nhân của riêng mình đối với sự điên rồ của con người và tính đồi bại. Mặc dù có những nỗ lực để bỏ qua những bản khắc "khôi hài hấp dẫn", có bằng chứng cho thấy rằng Bruegel đã cố gắng để thay thế một thuyết tận thế mới và phù hợp hơn cho quan điểm truyền thống của Bosch về vũ trụ Kitô giáo.

Netherlandish Proverbs 1559  Pieter the Elder Bruegel

Trong bức tranh của Bruegel, đã ký tên và ghi ngày đầu tiên, " Chiến trận hội hè và Mùa Chay " ( Combat of Carnival and Lent -1559 ), ảnh hưởng của Bosch là vẫn còn được cảm nhận mạnh mẽ. Cảnh quan cao và ngang phẳng , tạo hình trang trí bề mặt, và rất nhiều các chi tiết mô tả hình tượng ( iconographic ) được lấy từ bậc thầy Pieter Coecke van Aelst người Hà Lan trước đó.  Tuy vậy , vẫn tồn tại một sự nhạy cảm mới đến màu sắc, đặc biệt là trong việc sử dụng độ sáng, màu sắc cơ bản, và một tổ chức nhịp nhàng của các hình thái đó là tính chất khác thường của Bruegel.  Các bức tranh này, như " Châm ngôn Hà Lan " ( Netherlandish Proverbs -1559), và cao hơn nữa là " Trò chơi trẻ em " (Children's Games - 1560) tạo thành phần đầu của bộ  "bách khoa toàn thư" tác phẩm hội họa , dù bề ngoài mô tả sự vui tươi của mọi người , nhưng điều này đã được chứng minh là những biểu tượng của một thế giới điên rồ và tội lỗi.

Cũng liên quan đến những ý niệm đối với  Bách khoa toàn thư về hội hoạ  là hai tác phẩm  có tính ảo tưởng  nhất của Bruegel : " Griet Dulle " và  " Khải hoàn ca Tử thần " ( Triumph of Death )  - cả hai đều có thể thực hiện trong những năm 1562 . Bức Griet Dulle vẫn còn liên quan đến phong cách Bosch  nhưng không giống như các tác phẩm của các họa sĩ khác , nó không quá thiên về đạo đức chống lại sự đồi bại của thế giới  mà chứa đựng ý tưởng công nhận về sự tồn tại của cái ác trong đó . Khả năng xem sự ác này như không thể tách rời điều kiện sống của con người được chuyển tải vào " Khải hoàn ca Tử thần " ( Triumph of Death ) , điều này cũng đã được giải thích như là một trích dẫn đến sự bùng phát của các cuộc đàn áp tôn giáo ở Hà Lan tại thời điểm đó .

 Những "tuyển tập mang tính tượng trưng" cuối cùng của Bruegel của  là  " Tháp Babel " (Tower of Babel -1563). Với dự định để tượng trưng cho sự vô ích về tham vọng của con người và có lẽ cụ thể hơn là nhằm chỉ trích tinh thần chủ nghĩa thương mại hóa sau đó trị vì ở Antwerp, tác phẩm cũng chứa một triển vọng mới của cái nhìn toàn cảnh về một thế giới rộng lớn. Mặc dù chỉ có mối quan hệ xa với  vũ trụ quan của Bosch, nhưng thế giới mới này của Brugel có thể xem như là thông báo cho hầu hết các công trình tiếp theo của người nghệ sĩ nổi tiếng này .



Phong cách trưởng thành 


Dù có lý do riêng của mình để rời khỏi Antwerp, Bruegel đã cư trú tại Brussels năm 1563, nơi ông ở lại cho đến khi qua đời năm 1569. Danh tiếng của Bruegel được xem như là một trong những họa sĩ lớn nhất của giới hội họa  Hà Lan , chủ yếu dựa trên các tác phẩm của ông dù chỉ trong một giai đoạn ngắn ngủi nhưng có năng suất cao.

Đoàn hành hương đến Calvary ( Đồi Golgotha - đồi Sọ )

" Đường đến đồi Sọ " ( The Road to Calvary -1564) mở đầu cho giai đoạn này, trong đó mô tả con người đang ngày càng phụ thuộc vào nhịp điệu và các hình mẫu của tự nhiên. Một chân trời thấp hơn và một cảm giác mới về phối cảnh không gian là những đặc trưng phong cách quan trọng nhất của bức họa này ,  đó là một trong số ít tác phẩm về tôn giáo còn sót lại  trong sự nghiệp Bruegel.

Năm 1565 Pierter Bruegel được giao nhiệm vụ thực hiện một bộ họa cảnh về những tháng trong năm cho Niclaes Jonghelinck xứ Antwerp. Dựa trên ý tưởng thời trung cổ của người lao động về các mùa như đã thấy, ví dụ, trong công trình điêu khắc nhà thờ hoặc sự khai sáng có trong các cuốn sách Gothic viết về thời gian , bộ họa cảnh của Bruegel đặc biệt đại diện cho một đỉnh cao tráng lệ của truyền thống này. Trong bộ họa cảnh ban đầu đó , hiện nay chỉ còn lại năm bức họa . De Tolnay (1935) đã rất có lý khi gợi ý mỗi bức họa mô tả các hoạt động của từng 2 tháng một , và như vậy để kết luận thì chỉ có những bức tranh với chủ đề tháng Tư và tháng Năm bị  thất lạc  .

Trong những bức vẽ đẹp được Bruegel  thực hiện và hình thành này , ông đã đạt đến một khoảnh khắc về giải pháp của tính nhị nguyên tồn tại trước đó giữa con người và thiên nhiên. Chủ đề trung tâm của chu kỳ đó là con người , khi tuân theo trật tự của tự nhiên, có thể tránh được sự điên rồ mà ông cho là nếu như có thể xẩy đến.  Vai trò của nhân loại được miêu tả qua hình dáng của tầng lớp nông dân - biểu tượng vô danh của nhân loại - những người sống và làm việc với đất đai trong một trạng thái của sự hiệp nhất ​​thiện tâm với thiên nhiên.


Các hoạt cảnh trong tháng Mười Hai và tháng Giêng được mô tả trong bức " Thợ săn mùa tuyết " ( Hunters in the Snow ) . Đây là một tác phẩm tuyệt vời về sự kết hợp thống nhất  , nó cho thấy rằng các hoạt động của con người, để được tốt đẹp , phải phù hợp với các mô hình theo mùa của thiên nhiên.
Các bức họa " Ngày u ám " ( Dark Day - Gloomy Day 1565 ) và " Mùa rơm " ( Hay Harvest -1565 ) cũng mô tả lao động tương ứng trong tháng hai , tháng ba và tháng bảy . Trong cả hai tác phẩm này cảnh quan toàn cảnh rộng mở thống trị một cách trực quan cũng như về nội dung công việc của người đàn ông, một lần nữa được tác giả đề cập đến như là điều phù hợp với ý muốn của thiên nhiên .


Bức " Thợ săn mùa tuyết " ( Hunters in the Snow -1565 ) 



*** Download  Slideshow Pieter Bruegel's  Art ***

Click vào link sau download Slideshow 
http://www.adrive.com/public/KAuHwe/Pieter%20Bruegel_Slideshow.exe

MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA 

PIETER  BRUEGEL .( Wiki ) 








------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
 Albert Einstein .



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



THơ &*\/.* TRANH     .





Nguồn : http://www.chutluulai.net/forums/showthread.php?t=14612













































 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas. 
 Albert Einstein .


 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================
------------------------------------------------------------------------------------------------------



 ====================================================================






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét