MỤC LỤC

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Vườn THƠ VĂN 3






VÔ GIA ĐÌNH  -  HECTOR  MALOT  .




Không gia đình (tiếng Pháp: Sans famille), còn được dịch là Vô gia đình, có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Tác phẩm đã được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại và xuất bản nhiều lần. Từ một trăm năm nay, Không gia đình đã trở thành quen thuộc đối với thiếu nhi Pháp và thế giới.

Nhân vật Rê-mi là một đứa bé bị bỏ rơi được gia đình nọ đem về nuôi. Rê-mi được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má Bác-bơ-ranh. Cho đến một ngày người chồng của má làm việc ở Pa-ri bị tai nạn và tàn phế trở về, buộc lòng đem Rê-mi đi theo gánh xiếc của cụ Vi-ta-li để làm thuê. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống. Rê-mi đã rất dũng cảm vượt qua mọi gian nan, thử thách cùng những biến cố liên tiếp xảy ra trong cuộc sống. Để rồi một ngày hạnh phúc đã mỉm cười với Rê-mi. Em đã gặp lại người mẹ của mình. Với đức tính nhân hậu, ơn nghĩa trước sau Rê-mi đã đền đáp lại công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong những ngày khổ cực.

Truyện với nhiều tình tiết làm người đọc phải xúc động, nghẹn ngào nhất là khi Rê-mi gặp lại người mẹ của mình.

Nguồn :  http://loidich.com/

http://loidich.com/library/?do=read&bid=285



- Hector Malot - 
Vô Gia Đình
Hà Mai Anh dịch
Tiểu Thuyết Giáo Dục Nhà Xuất Bản Sống Mới - In lần thứ ba




Nguồn: VNThưQuán
Đánh Máy: vinhhoa


Đọc trực tuyến .








Vài ý kiến từ  http://e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=26865


1. Bản dịch Vô Gia Đình từ tiếng Trung năm 1931 do Đỗ Mục và Đào Hùng. Bản tiếng Trung "Khổ nhi Lưu Lãng Ký" dịch rất sát ý với nguyên tác tiếng Pháp, do đó dù không được đọc bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng Trung này, tôi đoán rằng bản dịch năm 1931 có thể cũng không cách biệt với nguyên tác cho lắm.

2. Bản dịch Vô Gia Đình từ nguyên tác tiếng Pháp năm 1958 của Hà Mai Anh, ý rất sát với bản tiếng Pháp, có thể nói là đến 99%. Số còn lại rất nhỏ, chỉ vài ba chỗ là Dịch giả Hà Mai Anh có thêm thắt đôi chút cho bản dịch tiếng Việt thêm phần cảm động.

3. Bản dịch Không Gia Đình của Huỳnh Lý là bản dịch sau năm 1975, tôi đã đọc qua và không được vừa ý lắm vì rút gọn quá nhiều, mất đi rất nhiều phần... các bạn đọc kỹ cả hai bản dịch đi rồi tự biết. "Không Gia Đình" có thể nói chỉ là truyện "lược dịch" của Sans Famille mà thôi.

Trong quá trình đánh máy, tôi có đối chiếu bản tiếng Pháp, tiếng Trung và cả tiếng Anh nữa. Nhận thấy bản dịch tiếng Trung "Khổ nhi Lưu Lãng Ký" và bản tiếng việt Vô Gia Đình của Hà Mai Anh hoàn toàn đầy đủ những tình tiết trong nguyên tác Pháp ngữ. Bản dịch sang tiếng Anh "Nobody Boy" cũng rút gọn khá nhiều so với nguyên tác. Trong ebook này, chiếu theo nguyên tác, tôi đã sửa lại nhiều nơi thiếu sót, cùng lỗi chính tả chút chút trong bản tiếng Việt có lẽ là do sai sót của nhà in khi sắp chữ, và dịch lại nhiều trang bị mờ không đọc được do sách quá cũ, nhiều trang nhạt nhòe vì nước; may mà có bản tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Hoa đối chiếu, tôi mới có thể hoàn thành được ebook này, và phải nói là tôi rất vừa ý vì tôi quá thích giọng văn của Thầy giáo Hà Mai Anh. Nhà Giáo Hà Mai Anh đã dịch hơn 10 danh tác nước ngoài, nhưng hiện giờ ngoài bản "Vô Gia Đình" này, trên diễn đàn Thư Viện Ebook chỉ còn có truyện "Tâm Hồn Cao Thượng" mà thôi.


Nguyên tác tiếng Pháp "SANS FAMILLE" , bản dịch tiếng Anh "Nobody's Boy" và bản dịch tiếng Trung "Khổ nhi Lưu lãng ký", các bạn có thể xem ở đây:
http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=13833















------------------------------------------------------------------------------------------- 

BÍ M






Khi lòng ta bão tố ,
cơn gió nhạc thổi qua ,
mây tan và mưa tạnh ,
để ánh sáng chan hòa .

Cuộc đời mênh mông lạ ,
mất đi rồi có ngay ,
những thứ còn trong tay ,
lại trao cho người khác .



Nụ cười và nước mắt ,
cứ thế mãi ngập tràn ,
chẳng có gì mất mát ,
trong vạn nẻo thế gian 

 ...

Làm sao ta nói được
những nỗi lòng thở than
với trái tim nhỏ bé
và nước mắt tuôn tràn ?

Trong niềm vui trần thế
khúc tụng ca dịu dàng
vang lên trong thinh lặng
sải cánh rộng thênh thang

Tâm hồn ta bay mãi
Phải rồi ! ta bay mãi
Mơ đến đỉnh vinh quang
Vươn đến đỉnh vinh quang. 






Khi nghe Secret Garden và những giai điệu đẹp .
Thân tặng Th.M.H  . 

Trần hồng Cơ 
Ngày 20/10/12





 -------------------------------------------------------------------------------------------



CUỐN THEO CHIỀU GIÓ _ MARGARET MITCHELL 

Nguồn :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Cuon_theo_chieu_gio


Cuốn theo chiều gió
Gone with the Wind cover.jpg
Tác giảMargaret Mitchell
Quốc giaMỹ
Ngôn ngữtiếng Anh
Thể loạiTình cảm, lịch sử
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Macmillan
Ngày phát hành30 tháng 61936
Kiểu sáchIn (bìa cứng và bìa mềm)
Số trang1037 (xuất bản lần đầu)
1024 (sách bìa mềm của Warner Books)
ISBNISBN 0-446-36538-6(Warner)
Bản tiếng Việt
Người dịchDương Tường



CUỐN THEO CHIỀU GIÓ _ MARGARET MITCHELL

Nguồn :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Cuon_theo_chieu_gio

Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.



Ban đầu tác giả từng có ý định đặt nhan đề Ngày mai là một ngày khác (Tomorrow is Another Day) cho tiểu thuyết, lấy từ câu kết thúc tác phẩm.[1] Các nhan đề từng được xem xét bao gồm: Bugles Sang True, Not in Our Stars, và Tote the Weary Load.[2] Nhan đề cuối cùng mà tác giả được lấy từ dòng đâu tiên của khổ 3 bài thơ Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae của Ernest Dowson:

Nguyên văn:

I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
Flung roses, roses riotously with the throng,
Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind...[3]
Scarlett O'Hara sử dụng cụm từ nhan đề khi cô tự vấn bản thân mình liệu nhà cô ở "Tara" có còn đứng vững hay đã bị "cuốn theo chiều gió quét qua Georgia"[4] Theo cách hiểu chung, "Cuốn theo chiều gió" là một lối nói ẩn dụ cho sự ra đi của một cuộc sống đã từng tồn tại ở miền Nam trước Nội chiến. Khi được dùng trong bài thơ của Dowson về "Cynara", cụm từ "cuốn theo chiều gió" ám chỉ sự mất mát về tình cảm chứ không mang ý nghĩa giống như nhan đề tiểu thuyết.[5]

Cốt truyện

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Cuốn theo chiều gió được chia làm 5 phần:

Phần 1

Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc,Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.

Phần 2
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.

Phần 3
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Hắn chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, hắn hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?" khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.

Phần 4
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để hắn biết là nàng đang cố tán tỉnh hắn vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của hắn thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.

Phần 5
Scarlett lấy Rhett. Hắn chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1 đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu PhápEugenie). Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang - Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Hắn muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa hắn và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là hắn muốn gây dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái hắn yêu thương vô hạn. Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Hắn bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với hắn và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, hắn giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sảy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ashley tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lí nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp hắn vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây hắn lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Hắn lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua hắn dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ hắn nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu anh ". Rhett thản nhiên đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi hắn bảo nàng rằng hắn sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lơn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?” và Rhett trả lời bằng 1 giọng hờ hững nhưng dịu dàng: ”Em yêu ạ, anh cóc cần quan tâm".
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới" (After all, tomorrow is another day!)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

*Gia đình O'hara (đồn điền Tara)
Gerald O'Hara: Cha của Scarlett, một người Ireland thấp bé, phúc hậu và vui vẻ, gây dựng nên đồn điền Tara từ hai bàn tay trắng.
Ellen Robillard O'Hara: Mẹ của Scarlett, xuất thân trong một gia đình quý phái gốc Pháp ở Savannah, một mệnh phụ cao quý và đức hạnh, là chỗ dựa tinh thần của Scarlett cho đến khi bà qua đời vì bệnh thương hàn trong lúc Tara bị quân Yankee vây hãm.
Susan Eleanor "Suellen" O'Hara: Em gái thứ hai của Scarlett, một cô gái lười biếng và đua đòi.
Caroline Irene "Carreen" O'Hara: Em gái thứ ba của Scarlett, hiền lành và tốt bụng, không quên được cái chết của Brent nên vào tu viện Charleston.
Gerald O'hara. Jr: ba cậu con trai đã chết trước khi biết đi của Gerald.
Mammy: Bà vú da đen nghiêm khắc và cứng cỏi của Scarlett.
Pork: Nô lệ đầu tiên của Gerald O'Hara và vô cùng trung thành.
Dilcey: Vợ của Pork, được ông Gerald mua về từ Twelve Oaks.
Prissy: Con gái của Pork và Dilsey, vú em của Wade và ở cùng với Scarlett tại Atlanta thời kì đầu của chiến tranh.
Big Sam: Nô lệ da đen rất khỏe mạnh đã cứu Scarlett khỏi bị cưỡng hiếp tại Shantytown.
Will Benteen: Một người lính Liên minh miền Nam dừng chân ở Tara trên đường trở về quê hương sau khi đầu hàng và ở lại luôn tại đó để giúp đỡ Scarlett, yêu Carreen nhưng cuối cùng kết hôn với Suellen.

*Gia đình Wilkes (đồn điền Twelve Oaks)
John Wilkes: Chủ đồn điền Twelve Oaks và là cha của Ashley, Honey và India.
George Ashley Wilkes: Chồng của Melanie và là người Scarlett theo đuổi đến gần hết tác phẩm. Một người đàn ông quý phái và hay mơ mộng, thông minh nhưng yếu đuối, dễ gục ngã trước thực tế.
Melanie Hamilton Wilkes: Vợ và là em họ của Ashley, chị chồng Scarlett, một người phụ nữ quý phái, mảnh mai, hiền dịu, đôn hậu nhưng lại đầy nghị lực và sức mạnh tiềm ẩn, là điểm tựa tinh thần của Ashley và Scarlett. Nàng qua đời trong khi mang thai đứa con thứ hai vì không đủ sức khỏe.
Beauregard Wilkes: Con trai của Melanie và Ashley.
India Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley. Là một cô gái kì dị và ngang bướng. Đính hôn với Stuart Tarleton nhưng anh tử trận trong trận Gettysburg nên cô quyết tâm ở vậy. Sống với bà Pittypat sau khi Scarlett cưới Rhett.
Honey Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley, vợ chưa cưới của Charles Hamilton trước khi Scarlett lấy anh ta.
Gia đình Hamilton
Đại tá William. R. Hamilton: cha của Charles và Melanie, đã chết.
Chú Henry Hamilton: chú của Melanie và Charles, luật sư tại Atlanta, một ông già nhỏ nhắn và vui tươi.
Cô Sarah Jane "Pittypat" Hamilton: Cô của Melanie và Charles, sống ở Atlanta, một đứa trẻ trong hình dáng của một bà cô đứng tuổi mập mạp.
Charles Hamilton: Anh trai của Melanie, chồng đầu tiên của Scarlett, cha của Wade Hampton. Tính tình nhút nhát, e thẹn, chết vì bệnh đậu mùa ở Nam Carolina sau 2 tháng lấy Scarlett.
Bác Peter: Nô lệ trung thành của nhà Hamilton.

*Gia đình Tarleton (đồn điền Fairhill)
Jim Tarleton: cha của 8 anh em Tarleton
Beatrice Tarleton: vợ của Jim, mẹ của 4 đứa con trai và 4 cô con gái, tính tình nóng nảy nhưng giàu tình thương, yêu ngựa như tính mạng.
Boyd Tarleton: con cả, hi sinh trong chiến tranh.
Thomas "Tom" Tarleton: con thứ, hi sinh tại trận Gettysburg
Stuart và Brenton Tarleton: Hai anh em song sinh nghịch ngợm, vui tươi, bạn thời thơ ấu của Scarlett, hi sinh tại trận Gettysburg
Hetty, Camilla, Randa, Elizabeth Tarleton: bốn cô con gái út nhà Tarleton.

*Gia đình Fontaine (đồn điền Mimosa)
Ông bác sĩ Fontaine: Hi sinh trong chiến tranh
Bà cụ Fontaine: Một bà già cằn cỗi khó tính, hay dạy bảo Scarlett
Joseph "Joe" Fontaine: hi sinh trong trận trận Gettysburg, chồng của Sally Munroe.
Tony Fontaine: Từng tham gia nội chiến, trốn đi Texas sau khi bắn chết một tên da đen để rửa nhục cho em dâu.
Alex Fontaine: Từng tham gia nội chiến, sau cưới chị dâu goá Sally Munroe.

*Gia đình Munroe (đồn điền Lovejoy)
Buck Munroe và Evan Munroe: điền chủ của Lovejoy.
La Fayette Munroe: con trai độc nhất, hi sinh tại trận Gettysburg, người yêu của Cathleen Calvert.
Sally Munroe Fontaine: con gái ông bà Munroe, vợ goá của Joe Fontaine, sau cưới Alex Fontaine.
Alice, Dimity, Letty Munroe: con gái ông bà Munroe.

*Gia đình Calvert (đồn điền Pine Bloom)
Hugh Calvert: Điền chủ
Rainfort Calvert, Cade Calvert: hai con trai, đều hi sinh trong chiến tranh.
Cathleen Calvert Hilton: một cô gái xinh xắn nhưng rỗng tuếch, sau chiến tranh bị buộc phải lấy tên quản gia Yankee.
Hilton: quản gia người Yankee, chồng của Cathleen, góp phần gây ra cái chết của Gerald.

*Gia đình Merriwether
Cụ ông Merriwether: bạn của chú Henry, là người lạc quan, vui vẻ, cũng tham dự vụ đột kích của Klan.
Bà Merriwether: quả phụ, con dâu cụ Merriwether, một trong những bà trụ cột ở Atlanta, tính tình nóng nảy, hay chỉ trích Scarlett.
Maybelle Merriwether Picard: con gái bà Merriwether
René Picard: người Créole, chồng của Maybelle.
Raoul Picard: con trai Maybelle và René

*Gia đình Meade
Bác sĩ Meade: kênh kiệu, hay ra vẻ đạo đức, tham dự vụ đột kích của Klan và được Rhett cứu.
Darcy Meade: con trai cả của ông bà Medea, hy sinh tại trận Gettysburg.
Phil Meade: con trai thứ, cũng hy sinh trong chiến tranh.

*Gia đình Elsing
Bà Elsing: một bà quả phụ kiểu cách, hay lên mặt dạy đời, một trong những trụ cột ở Atlanta.
Hugh Elsing: con trai bà Elsing, đốc công của Scarlett nhưng bị giáng xuống làm đánh xe.
Fanny Elsing Wellburn: con gái bà Elsing, người yêu của Dallas McLure, lấy Tommy Wellburn sau khi Dallas chết .
Tommy Wellburn: một phế binh, sau chiến tranh làm thầu khoán, chết cùng Frank Kennedy trong vụ đột kích của Klan.

*Các nhân vật khác
Frank Kennedy: Trước là chồng chưa cưới của Suellen, sau trở thành chồng thứ hai của Scarlett, cha của Ella Lorena. Một người tốt bụng, chết trong một vụ đột kích của Ku Klux Klan để trả thù cho Scarlett.
Belle Watling: Gái mại dâm ở Atlanta, bạn thân của Rhett.
Jonas Wilkerson: Đốc công cũ tại Tara, cha của đứa con hoang của Emmie Slattery.
Emmie Slattery: Vợ Jonas Wilkerson, thuộc gia đình da trắng cặn bã, bị mọi người khinh bỉ.
Archie: Đánh xe và bảo vệ của Melanie, từng vào tù 40 năm vì tội giết người vợ ngoại tình.

+Chuyển thể

Cuốn theo chiều gió được nhiều lần được đưa lên màn ảnh nhưng nổi tiếng nhất là bộ phim cùng tên năm 1939 với sự tham gia của Clark Gable và Vivien Leigh.

Tác phẩm cũng được chuyển thể thành vở nhạc kịch Scarlett, công diễn năm 1972 và vở nhạc kịch Cuốn theo chiều gió, công diễn năm 2008.[6]

Đạo diễn Nhật Takarazuka Revue cũng soạn một vở nhạc kịch cùng tên phỏng theo bộ tiểu thuyết, công diễn lần đầu năm 1977.





Giải thưởng

Giải Pulitzer

Xem thêm

Nội chiến Hoa Kì.
Scarlett O'Hara.
Rhett Butler.
Melanie Wilkes
Ashley Wilkes
100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde


MARGARET MITCHELL 
Margaret Mitchell

Margaret Mitchell và chiếc máy đánh chữ hiệu Remington dùng để soạn thảo Cuốn Theo Chiều Gió
Sinh8 tháng 111900
AtlantaGeorgiaHoa Kỳ
Mất16 tháng 81949 (48 tuổi)
Grady Memorial Hospital, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ
Công việcNhà văn
Thể loạiTiểu thuyết lãng mạnTiểu thuyết lịch sử



Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949) là một tiểu thuyết gia người Mĩ. Bà đã nhận được giải Pulitzer vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió, xuất bản năm 1936. Quyển tiểu thuyết này là một trong những cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại và đã bán được hơn 28 triệu bản. Bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió, khởi chiếu năm 1939, đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử Hollywood và đạt một con số kỷ lục về số giải Oscar nhận được.

Cuộc sống

Margaret Mitchell ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ và từ những người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với cái tên Peggy.
Sau khi tốt nghiệp trường Washington Seminary (hiện nay là Westminster Schools), bà đã học tại trường đại học Smith nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì bệnh thương hàn trong truyện cũng bắt nguồn từ việc này)
Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau đó bà kết hôn với một người bạn của Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925. Marsh chính là người phù rể cho đám cưới của bà với Upshaw và một số người còn nói rằng cả hai người này đã theo đuổi bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước.


Nghề nghiệp

Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất nhiều bài báo, một số bài bình luận và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn về một người tù Georgia làm những bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của mình để chu cấp cho gia đình.
Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng quan trọng của Georgia trong cuộc Nội chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu tiểu sử về những người này đã thúc đẩy bà viết nên quyển Cuốn Theo Chiều Gió.
Tính cách của bà cộng thêm khả năng khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã làm cho quyển Cuốn Theo Chiều Gió trở thành một trong những quyển tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện.


Cuốn Theo Chiều Gió

Nhiều người nói rằng Mitchell đã bắt đầu viết Cuốn Theo Chiều Gió khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để bà giải khuây khi đang hồi phục. Sau khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch sử của thư viện, chồng bà nói:"Peggy, nếu em muốn một cuốn sách khác, tại sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?". Bà đã sử dụng kiến thức về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu bà gọi nhân vật nữ chính là "Pansy O'Hara", và "Tara" là "Fontenoy Hall". Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.
Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ, che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương của mình.
Mặc dù Mitchell vẫn thường nói các nhân vật trong Cuốn Theo Chiều Gió của bà không dựa trên bất cứ con người thực nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.


Xuất bản



Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo bình thường ở Atlanta cho đến khi một người của nhà xuất bản Macmillan là Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935. Latham đang đi tìm một cây bút triển vọng ở Miền Nam, và một người bạn của Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta. Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu có từng viết một cuốn sách nào không. Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin bà: "Nếu bà đã từng viết một cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên". Cuối ngày hôm đó, một người bạn của Mitchell khi nghe được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: "Tưởng tượng xem, một người ngờ nghệch như Peggy lại viết một cuốn sách". Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê bình này và đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của bà. Sau đó bà đi tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị rời khỏi Atlanta. "Đây", bà nói, "giữ nó trước khi tôi đổi ý".
Latham đã phải mua thêm một chiếc vali mới để chứa tập bản thảo khổng lồ này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình và gởi một bức điện tín cho Latham: "Đã đổi ý, gởi trả tập bản thảo". Nhưng Latham đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn. Ông ta đã viết một bức thư cho bà và nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết này-bà vẫn chưa viết xong chương đầu tiên.. Bà đã hoàn thành tác phẩm của mình vào tháng 3.1936. Cuốn Theo Chiều Gió được xuất bản vào ngày 30.6.1936

Đọc sách trực tuyến 
*********************************************************************



Ctcg01


























Trang chủ » Tiểu thuyết » Cuốn Theo Chiều Gió (cuon theo chieu gio)
Cùng thể loại:  
Mục lục

Cuốn Theo Chiều Gió











Nguồn :  http://phimnhanh.net/movie/xem-phim-cuon-theo-chieu-gio-m33205.html#player

-------------------------------------------------------------------------------------------

CHIẾN TRANH  HÒA BÌNH -

 LEV  .N.icolayevich  TOLSTOY






Link  :   CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH - 1



Link  :  CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH - 2



Link  :  CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH - 3



Link  :  CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH - 4



Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (tiếng Nga: Лев Николаевич Толстой , Lev Nikolaevič Tolstoj; 9 tháng 9 năm 1828 – 20 tháng 11 năm 1910[1]) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý ông có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm của ông Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều có ảnh hưởng đến những hình tượng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King

Tiểu sử

Lev (trong gia đình ông được đánh vần là "Lyov", chứ không phải "Lev"[cần dẫn nguồn]) sinh tại khu đất đai của cha ông ở Yasnaya Polyana, tại Tula guberniya vùng Trung Nga. Gia đình Tolstoy là một dòng họ quý tộc nổi tiếng từ xưa tại Nga, mẹ của ông khi sinh là nữ công tước Volkonsky, trong khi bà ông có nguồn gốc xuất thân từ gia đình hoàng gia Troubetzkoy và Gorchakov. Tolstoy có họ hàng với các gia đình quý tộc lớn nhất nước Nga. Thực tế sinh ra trong một những gia đình đại quý tộc bậc nhất ở Nga khiến Tolstoy rất khác biệt với toàn bộ những nhà văn khác cùng thế hệ với ông. Ông luôn là một nhà quý tộc có ý thức về vấn đề giai cấp,

Tuổi thơ

Tuổi thơ và thời niên thiếu của Tolstoy là sự thay đổi chỗ ở giữa Moskva và Yasnaya Polyana, trong một đại gia đình với ba người anh trai và một chị gái. Ông đã để lại cho chúng ta một hồi ức rất sống động về môi trường sống thời niên thiếu trong những trang viết phi thường ông gửi cho người viết tiểu sử của mình Pavel Biryukov. Mẹ ông qua đời khi ông mới lên hai, và cha ông cũng mất khi ông mới lên chín. Sự giáo dục sau đó của ông được giao vào tay người cô họ, Madame Ergolsky, người được cho là hình mẫu của Sonya trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình. (Cha ông và mẹ ông cũng là hình mẫu của các bá tước Nicolas Ilyich Rostov và nữ công tước Maria Nicolaievna Bolkonskaia trong tiểu thuyết đó).


Năm 1844, Tolstoy bắt đầu học luật và các ngôn ngữ phương Đông tại Đại học Kazan, nơi các giáo viên miêu tả ông là "vừa không có khả năng vừa không muốn học hành." Ông không thấy ý nghĩa trong việc tiếp tục học tập và rời trường giữa khoá. Năm 1849 ông về cư trú tại Yasnaya Polyana, nơi ông cố gắng trở nên hữu ích cho những người nông dân của mình nhưng nhanh chóng khám phá ra sự vô dụng của lòng nhiệt tình thiếu hiểu biết của mình.

Đa phần thời gian học tập tại trường đại học và sau đó cuộc đời ông giống với cuộc đời của những chàng trai trẻ và những người ở tầng lớp của ông khi ấy, không theo quy luật nào và luôn tìm kiếm các trò vui - rượu, bài bạc, và phụ nữ - không phải hoàn toàn khác biệt cuộc sống của Pushkin trước khi ông bị trục xuất về phương Nam. Nhưng Tolstoy không thể vô tư chấp nhận để cuộc sống tự diễn ra. Từ rất sớm, trong nhật ký của ông (hiện còn từ năm 1847 về sau) cho thấy một sự đau khổ không bao giờ thỏa mãn về giá trị đạo đức của cuộc sống, một sự đau khổ sẽ còn mãi và là xung lực mang tính quyết định trong trí óc ông. Quyển nhật ký này cũng thể hiện sự thực nghiệm kỹ thuật phân tích tâm lý sẽ trở thành vũ khí văn chương chủ chốt của ông sau này.

Những tham vọng văn chương đầu tiên


Portrait of Leo Tolstoy
Русский: Портрет Л. Н. Толстого
 1873
Thử nghiệm văn chương đầu tiên của Tolstoy là tác phẩm dịch cuốn A Sentimental Journey Through France and Italy (Một chuyến đi đầy xúc cảm qua Pháp và Ý). Ông bị ảnh hưởng nhiều từ tiểu thuyết gia người Anh Sterne trong những tác phẩm đầu tiên của mình, dù sau này ông đã phỉ báng Sterne là "một nhà văn không ngay thật". Tới năm 1851 một trong những nỗ lực tham vọng hơn và rõ rệt hơn về một phong cách sáng tác mới là truyện ngắn đầu tay của ông, "Một lịch sử của ngày hôm qua" (A History of Yesterday). Cùng năm ấy, buồn chán về cuộc sống dường như trống rỗng và vô nghĩa tại Moskva, khiến ông mang nợ vì cờ bạc, ông tới Caucasus, và gia nhập một đơn vị pháo binh đồn trú tại khu vực Cossack của Chechnya, với tư cách một binh nhì tình nguyện, nhưng mang dòng dõi quý tộc (юнкер). Năm 1852 ông hoàn thành tiểu thuyết đầu tiên Thời thơ ấu (Childhood) và gửi nó cho Nikolai Nekrasov để đăng trên tờ Sovremennik. Dù Tolstoy khó chịu với những cắt xén của nhà xuất bản, quyển sách ngay lập tức thành công khiến Tolstoy có được một vị trí xác định trên văn đàn Nga.


Tại khẩu đội pháo của mình Tolstoy sống một cuộc đời dễ chịu và không phiền phức nhờ tư cách một sĩ quan quý tộc. Ông có nhiều thời gian rảnh, và đa số thời gian đó ông đều dùng cho những cuộc săn bắn. Trong vài lần tham dự chiến đấu, ông tỏ ra rất tài giỏi. Vào năm 1854, ông nhận được lệnh, theo sự yêu cầu của ông, chuyển sang phục vụ cuộc chinh chiến chống quân Thổ Nhĩ Kỳ tại xứ Wallachia, nơi ông tham gia vào cuộc bao vây Silistra (nằm ở phần phía Đông Bắc Bulgaria). Tháng 11 năm ấy, ông tham gia cuộc đồn trú tại Sevastopol. Tại đó ông đã chứng kiến những trận đánh có tầm quan trọng lớn nhất trong thế kỷ. Ông tham gia bảo vệ Pháo đài số Bốn (Fourth Bastion) nổi tiếng và vào Trận Sông Chernaya, ông đã chế nhạo sự chỉ huy yếu kém tại đó trong một bài hát vui, đoạn thơ duy nhất từng biết do ông viết ra.

Tại Sevastopol ông viết cuốn Những mẩu chuyện Sebastopol (Sebastopol Sketches), được nhiều người coi là cố gắng đầu tiên của ông nhằm có được những kỹ thuật sẽ được áp dụng hiệu quả sau này trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình. Cũng được xuất bản định kỳ hàng tháng trên tờ Sovremennik khi cuộc bao vây còn đang diễn ra, những câu chuyện này khiến công chúng chú ý tới ông nhiều hơn. Trên thực tế, Nga hoàng Aleksandr II được biết đã từng tán dương tác giả của câu chuyện, "Hãy giữ gìn anh chàng đó." Ngay sau khi pháo đài bị từ bỏ, Tolstoy xin nghỉ phép tại Petersburg và Moscow. Năm sau ông rời quân ngũ, hoàn toàn ghê tởm với sự chém giết vô nghĩa đã chứng kiến.

Thời gian từ lúc giải ngũ và lập gia đình


Những năm 1856-61 ông sống tại Petersburg, Moscow, Yasnaya, và ở nước ngoài. Năm 1857 (và một lần nữa trong giai đoạn 1860-61) ông đi ra nước ngoài và quay trở về với sự vỡ mộng về tính ích kỷ và chủ nghĩa vật chất của nền văn minh tư sản Châu Âu, một cảm giác được thể hiện trong truyện ngắn Lucerne và gián tiếp hơn trong tác phẩm Ba cái chết (Three Deaths) của ông. Khi bắt đầu có quan điểm thiên về phương Đông hơn với ảnh hưởng từ Phật giáo, Tolstoy học cách tự nhận thức mình thông qua những sinh thể sống. Ông bắt đầu viết Kholstomer, với một đoạn độc thoại nội tâm của một chú ngựa. Nhiều suy nghĩ riêng tư của ông đã được phản ánh thông qua một nhân vật chính trong tác phẩm Người Cô dắc (The Cossacks), người nằm ngẫm nghĩ, lúc ngã xuống đất khi đang trong một cuộc săn :

'Ta ở đây, Dmitri Olenin, một sinh vật khá khác biệt so với những sinh vật khác, đang nằm đơn độc chỉ Thượng đế mới biết là ở đâu – nơi một chú nai thường sống – một chú nai già, một chú nai đẹp đẽ có lẽ chưa từng nhìn thấy một con người, và tại một nơi chưa từng có người nào ngồi hay suy nghĩ những việc đó. Ta ngồi đây, và xung quanh ta là những cây già cây non, một cây phủ đầy những vòng nho dại, và những con gà lôi đang kêu vang, đuổi nhau vòng quanh và có lẽ đang tìm kiếm những người anh em đã bị giết của chúng.' Anh cảm nhận thấy những chú gà lôi của mình, suy nghĩ về chúng, và chùi dòng máu nóng trên bàn tay vào áo khoác. 'Có lẽ những con chó rừng đã đánh hơi thấy chúng và thất vọng bỏ đi hướng khác: phía trên ta, bay trong đám lá cây đối với chúng rộng lớn như những hòn đảo, những con muỗi kêu vo vo: một, hai, ba, bốn, một trăm, một ngàn, một triệu con muỗi, và tất cả chúng cùng kêu ca một điều gì đó hay mỗi con lại có vấn đề của riêng minh giống một Dmitri Olenin như ta.' Anh tưởng tượng một cách sinh động về tiếng kêu của những chú muỗi: 'Hướng này, hướng này, các bạn! Ở đây có thứ chúng ta ăn được đấy!' Chúng kêu và lao về phía anh. Và anh thấy rõ ràng rằng mình không phải một nhà quý tộc Nga, một thành viên của xã hội Moscow, một người bạn và họ hàng của ông này bà nọ, mà chỉ như là một con muỗi, hay gà lôi, hay nai, như những loài vật hiện đang sống cạnh anh. 'Chỉ như chúng thôi, chỉ như Chú Eroshka, ta sẽ sống một lát rồi chết, và như chú đã từng nói rất đúng: "cỏ sẽ mọc lên và không còn gì nữa".'

Những năm sau cuộc Chiến tranh Crimean là khỏng thời gian duy nhất trong cuộc đời Tolstoy khi ông sống lẫn lộn trong thế giới văn chương. Ông được giới trí thức Petersburg và Moscow ca ngợi là một trong những người tài giỏi nhất và danh vọng càng tăng với những thành công của ông. Nhưng ông không muốn gần họ. Ông là một nhà quý tộc quá chân chính để có thể giống với giới trí thức nửa tự do này. Tất cả suy nghĩ trong đầu ông đều trái ngược với suy nghĩ trong đầu những người đang trong quá trình Tây phương hoá, những người đã được Ivan Turgenev, người được đa số công nhận là tác gia lớn nhất còn đang sống của Nga ở giai đoạn đó, phác hoạ. Turgenev, người theo nhiều cách là sự đối lập của Tolstoy cũng là người ca ngợi ông nhiều nhất khi gọi truyện ngắn năm 1862 Người Cô dắc của Tolstoy là "Truyện hay nhất được viết bằng ngôn ngữ của chúng ta."

Tolstoy không tin vào sự tiến bộ và văn hóa và thích trêu chọc Turgenev qua những câu nói hay lời bình luận cay độc của mình. Việc thiếu sự cảm thông với giới văn học khiến ông rơi vào một cuộc tranh cãi ầm ĩ với Turgenev (1861), ông đã thách đấu với Turgenev nhưng sau đó đã đưa ra lời xin lỗi về hành động của mình. Cả câu chuyện rất đặc trưng về tính nết của ông, không thể kiên nhẫn với sự ưu việt hơn của người khác và sự thiếu lòng tự trọng trí thức của họ. Những nhà văn duy nhất còn là bạn của ông gồm vị "địa chủ" bảo thủ Afanasy Fet và nhà dân chủ thân Slavơ Nikolay Strakhov, cả hai người đều có quan điểm trái ngược với dòng tư tưởng chính thời kỳ đó.

Năm 1859 ông lập ra một ngôi trường cho trẻ em nông thôn tại Yasnaya, tiếp đó là mười hai ngôi trường khác, những nguyên tắc tự do cơ bản của chúng đã được Tolstoy miêu tả trong tiểu luận năm 1862, "Ngôi trường tại Yasnaya Polyana" của mình. Ông cũng viết nhiều truyện cho trẻ em nông thôn. Những thực nghiệm giáo dục của Tolstoy sớm chết yểu, nhưng đó chính là nguyên mẫu trực tiếp đầu tiên cho Trường Summerhill của A.S.Neill, ngôi trường tại Yasnaya Polyana có thể coi là mô hình đầu tiên của một lý thuyết chặt chẽ về giáo dục tự do.

Năm 1862 Tolstoy xuất bản một tạp chí sư phạm, Yasnaya Polyana, theo đó ông đề xuất không phải giới trí thức sẽ dạy dỗ người nông dân, mà là người nông dân dạy dỗ giới trí thức. Ông trở nên tin tưởng rằng ông đang được hưởng tài sản thừa kế một cách không công bằng, và được nổi tiếng trong giới nông dân về những hành động giúp đỡ hào hiệp của mình. Ông thường quay về ngôi nhà nông thôn đem theo những người hành khất mà ông thấy cần phải giúp đỡ, và thường đưa những khoản tiền lớn cho những người ăn mày trong thành phố. Năm 1861 ông nhận chức Thẩm phán Hoà bình, một địa vị được đưa ra với mục đích giám sát việc thực thi cuộc Cải cách giải phóng năm 1861.


 Vợ Tolstoy Sofia Andreevna Tolstaya và con gái Alexandra Tolstaya
Trong lúc ấy, cuộc kiếm tìm sự ổn định tâm hồn không bao giờ dứt tiếp tục dày vò ông. Khi ấy ông đã từ bỏ cuộc sống hoang tàng thời trẻ, và nghĩ tới việc lập gia đình. Năm 1856 ông lần đầu tiên cầu hôn không thành công (Mlle Arseniev). Năm 1860 ông bị ảnh hưởng nặng sau cái chết của người anh/em trai Nicholas, dù trước đó ông đã phải đối mặt với cái chết của cha mẹ và người bảo mẫu thời thơ ấu. Tolstoy coi cái chết của anh/em mình là cuộc chạm trán đầu tiên của ông với thực tế không thể tránh khỏi của cái chết. Sau những bất hạnh đó, Tolstoy đã viết trong nhật ký của mình rằng ở tuổi ba tư, không một phụ nữ nào có thể yêu ông, bởi ông quá già và xấu xí. Năm 1862, cuối cùng ông cầu hôn Sofia Andreyevna Behrs và được nàng đồng ý. Họ cưới ngày 23 tháng 9 cùng năm ấy.

Đời sống gia đình
Cuộc hôn nhân là một trong hai dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời Tolstoy, sự kiện kia là việc ông cải đạo. Khi đã vỡ mộng với tình trạng sống "vô tư lự" của những người nông dân, và đặc biệt của những người Cossacks ông từng sống chung tại vùng Caucasus. Cuộc hôn nhân mang lại cho ông sự giải thoát khỏi trạng thái luôn tự nghi ngờ về cuộc sống. Nó là cánh cổng tới một "tình trạng sống tự nhiên" ổn định và lâu dài. Cuộc sống gia đình, và sự chấp nhận vô lo cũng như sự quy phục với cuộc sống nơi ông sinh ra, khi ấy đã trở thành tôn giáo của ông.

Mười lăm năm đầu của cuộc hôn nhân, ông đã sống trong cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn và tin tưởng, triết lý của nó được thể hiện với quyền lực tạo hóa tối cao trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình. Sophie Behrs, hầu như mới chỉ là một cô bé khi lập gia đình và trẻ hơn ông 16 tuổi, đã trở thành người vợ, người mẹ và người quản gia lý tưởng của ông. Trước khi cưới, Tolstoy đã trao cho bà những cuốn nhật ký của ông ghi chép chi tiết lại những lần ông quan hệ với những nữ nông nô. Họ có với nhau mười ba người con, năm người chết khi còn nhỏ.[2]

Hơn nữa, Sophie là người giúp đỡ đắc lực cho chồng trong sự nghiệp văn chương, và câu chuyện nổi tiếng nhất là việc bà đã chép lại bảy lần từ đầu đến cuối cuốn Chiến tranh và Hòa bình. Tài sản của gia đình, với sự quản lý tốt của Tolstoy, cùng những khoản tiền có được nhờ những cuốn sách, tăng thêm nhiều, khiến ông có thể chi trả cho gia đình ngày một mở rộng.

Thay đổi phong cách

Về cơ bản Tolstoy luôn là người theo chủ nghĩa duy lý. Nhưng ở thời điểm ông viết những kiệt tác của mình chủ nghĩa duy lý trong ông đã giảm sút. Triết lý của Chiến tranh và Hòa bình và Anna Karenina (mà ông trình bày trong cuốn Một cuộc xưng tội (A Confession) rằng "một người phải sống sao cho tốt nhất cho chính mình và cho gia đình mình") là một sự đầu hàng của chủ nghĩa duy lý trong ông trước sự bất duy lý cố hữu của cuộc sống. Cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống đã bị từ bỏ. Ý nghĩa của cuộc sống chính là cuộc sống. Sự thông thái lớn nhất chính là sự chấp nhận không ngụy biện vị trí của mình trong Cuộc sống và sống tốt nhất có thể trong hoàn cảnh ấy. Nhưng chính trong đoạn cuối cuốn tiểu thuyết Anna Karenina một sự băn khoăn đã trở nên hiển hiện. Khi ông đang viết cuốn sách đó, sự khủng hoảng đã bắt đầu và nó đã được ghi lại trong Một cuộc xưng tội và từ đó trong ông đã bắt đầu xuất hiện chủ trương của một tôn giáo mới và sự giáo dục đạo đức.

Tolstoy, vợ, con trai và chú chó

Sau khi cải đạo, các chi tiết của nó được viết dưới đây, chủ nghĩa duy lý của Tolstoy có được sự hài lòng trong hệ thống học thuyết đã được xây dựng kỹ càng của ông. Nhưng sự bất duy lý trong Tolstoy vẫn tồn tại dưới những vỏ chứng của giáo điều đã thành hình. Những cuốn nhật ký của Tolstoy cho thấy những ước vọng nhục dục vẫn hiển hiển trọng ông cho tới khi tuổi cao; và ước vọng về sự mở rộng, ước vọng đã mang lại Chiến tranh và Hòa bình, ước vọng về cuộc sống ý nghĩa với mọi vui thú và vẻ đẹp của nó, không bao giờ chết trong ông. Chúng ta thấy một vài ý niệm về nó trong những tác phẩm của ông, ông khuất phục chúng trong một kỷ luật chặt chẽ và khắt khe. Tuy nhiên, cảm nhận kỳ diệu của ông không bị ảnh hưởng từ sự cải đạo này. Ông vẫn sáng tác dễ dàng như trước và những năm cuối đời ông đã viết ra nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu, như Hadji Murat, một trong nhiều kiệt tác được xuất bản sau khi ông qua đời. Ngày càng rõ ràng rằng, theo lời Vladimir Nabokov, chỉ có hai chủ đề Tolstoy thực sự quan tâm và cho rằng đáng viết — đó là cuộc sống và cái chết. Quan hệ giữa cuộc sống và cái chết đã được ông phân tích nhiều lần, lặp đi lặp lại, với sự phức tạp ngày càng tăng trong bản thảo cuối cùng của Kholstomer, trong Cái chết của Ivan Ilyich, trong Một người cần bao nhiêu ruộng đất?

Những năm cuối đời

Ngay sau khi Một cuộc xưng tội trở nên nổi tiếng, Tolstoy bắt đầu, dù ban đầu trái ngược ý muốn của ông, có các môn đồ. Người đầu tiên trong số họ là Vladimir Chertkov, cựu sĩ quan Kỵ binh và là người thành lập các Tolstoyan, được D.S. Mirsky miêu tả là một "người cuồng tín hep hòi, một người bạo ngược, hà khắc, người đã gây ảnh hưởng thực tại to lớn tới Tolstoy và đã trở thành một kiểu tể tướng trong cộng đồng mới". Tolstoy cũng thiết lập quan hệ với một số phái cộng sản Thiên chúa giáo và vô chính phủ, như Dukhobors. Dù quan điểm của ông không theo nhà thờ chính thống và ủng hộ học thuyết Thoreau về sự bất tuân dân sự, Tolstoy không bị chính phủ cản trở vì họ không muốn mang tiếng xấu ở nước ngoài. Chỉ trong năm 1901 Synod đã rút phép thông công của ông. Hành động này, bị phản đối rộng rãi cả trong và ngoài nước, và nó chỉ đơn giản khiến mọi người nghĩ rằng Tolstoy đã không còn là một tín đồ Nhà thờ chính thống nữa.

Khi danh tiếng của ông ngày càng được biết đến ở mọi tầng lớp xã hội, một số công xã Tolstoyan được hình thành trên khắp nước Nga nhằm đưa vào thực thi những học thuyết tôn giáo của Tolstoy. Và, trong hai thập kỷ cuối cuộc đời ông, Tolstoy đã giành được sự kính trọng của toàn thế giới, sự kính trọng chưa từng có với một nhà văn kể từ cái chết của Voltaire.[3] Yasnaya Polyana đã trở thành một Ferney mới — hay thậm chí còn hơn thế, hầu như một Jerusalem mới. Những người hành hương từ khắp nơi tới đây để chiêm ngưỡng con người vĩ đại. Nhưng chính gia đình Tolstoy lại phản đối hành động của ông, trừ người con gái út Alexandra Tolstaya. Vợ ông có quan điểm hoàn toàn trái ngược ông. Bà từ chối từ bỏ quyền sở hữu tài sản của mình và xác nhận trách nhiệm với gia đình lớn của mình. Tolstoy từ chối tác quyền với những cuốn sách mới của mình nhưng buộc phải trao quyền sở hữu đất đai và tác quyền với những tác phẩm trước đó cho vợ. Cuộc sống hôn nhân sau này của ông đã được A. N. Wilson miêu tả là một trong những cuộc sống bất hạnh nhất trong lịch sử giới văn chương.

Lev Tolstoy và cháu gái tại Yasnaya Polyana

Tolstoy rất khỏe mạnh so với độ tuổi của mình, nhưng ông đã ốm nặng năm 1901 và phải sống một thời gian dài tại Gaspra và Simeiz, Krym. Ông vẫn làm việc đến giây phút cuối cùng và không bao giờ có dấu hiệu suy sụp năng lực tinh thần. Bị áp lực bởi sự đối lập rõ ràng giữa quan điểm thân chủ nghĩa cộng sản và cuộc sống dễ chịu từng có khi chấp nhận quan điểm của người vợ, với tình trạng bực tức ngày càng tăng với gia đình, càng bị thúc đẩy bởi Chertkov, cuối cùng ông đã rời Yasnaya, cùng với bác sĩ riêng, đi đến một nơi vô định. Sau một số cuộc đi không nghỉ và không mục đích ông muốn tới một tu viện nơi chị/em gái của mình đang là Mẹ bề trên nhưng đã phải dừng lại tại ga đầu mối Astapovo. Tại đây ông phải vào nghỉ trong ngôi nhà của người trưởng ga và chết ngày 20 tháng 11 năm 1910. Ông được chôn cất đơn giản trong một nghĩa địa của nông dân cách Yasnaya Polyana 500 mét. Hàng ngàn người nông dân đã tham dự lễ tang ông.

Sự nghiệp

Bài chi tiết: Danh sách các tác phẩm của Lev Tolstoy

Tác phẩm và những câu chuyện hoang đường

Tiểu thuyết của Tolstoy luôn tìm cách thể hiện hiện thực xã hội Nga ông đang sống. Matthew Arnold đã bình luận rằng tác phẩm của Tolstoy không phải là nghệ thuật, mà là một phần cuộc sống. Những đánh giá của Arnold được đồng thuận Isaak Babel và ông đã nói rằng, "nếu thế giới có thể tự thể hiện mình dưới ngòi bút, nó sẽ giống với tác phẩm của Tolstoy".

Những cuốn sách được xuất bản đầu tiên của ông là ba cuốn tiểu thuyết tự truyện, Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ (1852–1856). Chúng kể câu chuyện về người con trai một địa chủ lớn và sự nhận thức chậm chạp của anh ta về những khác biệt giữa mình và những người nông dân của mình. Dù lúc cuối đời Tolstoy đã bác bỏ những cuốn sách đó vì tính ủy mị của chúng, một phần lớn cuộc đời của chính ông đã được thể hiện ở đó, và những cuốn sách vẫn là nguồn thông tin xác đáng về thời kỳ tuổi thơ tới tuổi trẻ của ông.

Tolstoy đã từng là thiếu uý trong một trung đoàn pháo binh trong Chiến tranh Crimea, và đã tường thuật lại thời gian này trong cuốn Những phác thảo Sevastapol. Những trải nghiệm trong chiến tranh đã giúp chủ nghĩa hòa bình phát triển trong ông, và mang lại cho ông những tư liệu cho việc thể hiện chính xác những điều khủng khiếp của chiến tranh trong những tác phẩm sau này.

Người Cossack (1863) là một tiểu thuyết còn chưa hoàn thành viết về cuộc sống người Cossack thông qua câu chuyện của Dmitri Olenin, một quý tộc người Nga phải lòng một cô gái Cossack. Tiểu thuyết này đã được Ivan Bunin cho là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất bằng tiếng Nga. Sự kì diệu trong cách sử dụng ngôn ngữ của Tolstoy thường không thể được chuyển ngữ, nhưng đoạn trích sau có thể mang lại một chút khái niệm về sự dồi dào, cảm giác, và tình cảm của nguyên bản:

Along the surface of the water floated black shadows, in which the experienced eyes of the Cossack detected trees carried down by the current. Only very rarely sheet-lightning, mirrored in the water as in a black glass, disclosed the sloping bank opposite. The rhythmic sounds of night — the rustling of the reeds, the snoring of the Cossacks, the hum of mosquitoes, and the rushing water, were every now and then broken by a shot fired in the distance, or by the gurgling of water when a piece of bank slipped down, the splash of a big fish, or the crashing of an animal breaking through the thick undergrowth in the wood. Once an owl flew past along the Terek, flapping one wing against the other rhythmically at every second beat.

Chiến tranh và Hòa bình  nói chung được coi là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất từng được viết, nổi tiếng về tầm vóc và tính thống nhất. Nó gồm tới 580 nhân vật, nhiều nhân vật thật trong lịch sử và những người khác là tưởng tượng. Câu chuyện miêu tả từ những hoạt động trong cuộc sống gia đình tới những tổng hành dinh của Napoleon, từ triều đình Alexander I Nga tới những chiến trường Austerlitz và Borodino. Cuốn tiểu thuyết đã thể hiện học thuyết của Tolstoy về lịch sử, và tính vô nghĩa của các cá nhân như Napoleon và Alexander nói riêng. Nhưng quan trọng hơn, tưởng tượng của Tolstoy đã tạo ra một thế giới rất đáng tin, rất hiện thực, tới mức không dễ để nhận ra rằng đa số các nhân vật của ông trên thực tế đều không tồn tại rằng Tolstoy không bao giờ tận mắt thấy thời đại được ông miêu tả trong tiểu thuyết.

Lev Tolstoy tháng 5 năm 1908

Một điều cũng đáng ngạc nhiên, Tolstoy không coi Chiến tranh và Hòa bình là một tiểu thuyết (ông cũng không coi nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của Nga được viết thời kỳ ấy là tiểu thuyết). Đối với ông nó là một sử thi bằng văn xuôi. Anna Karenina (1877), mà Tolstoy coi là cuốn tiểu thuyết thực sự đầu tiên của ông, là tác phẩm được xây dựng và sắp xếp tinh vi, công phu nhất. Nó tường thuật hai câu chuyện song song về một phụ nữ ngoại tình bị kẹt trong những quy định và những trò lừa dối của xã hội và một điền chủ mê triết học (như Tolstoy), người làm việc cùng với những người nông dân trên cánh đồng và tìm cách cải thiện cuộc đời họ. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là Phục sinh, xuất bản năm 1899, kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách chuộc lại một lỗi lầm đã phạm phải từ nhiều năm trước và trong đó thể hiện rất nhiều quan điểm mới của Tolstoy về cuộc sống. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời năm 1912.

Tác phẩm sau này của Tolstoy thường bị coi là mang nhiều tính giáo khoa và viết một cách chắp vá, nhưng nó xuất phát từ một ước vọng và lòng nhiệt tình từ sâu thẳm những quan niệm đạo đức khắc khổ của ông. Ví dụ, cảnh quyến rũ của Sergius trong Cha Sergius, là một trong những thành công của ông. Gorky đã thuật lại việc Tolstoy từng đọc đoạn này trước mình và Chekhov và rằng Tolstoy đã bật khóc khi kết thúc. Những đoạn văn đầy sức mạnh khác ở giai đoạn sau gồm sự khủng hoảng khi phải đối mặt với chính mình của những nhân vật chính trong Sau buổi khiêu vũ và Master and Man, trong đó nhân vật chính (trong Sau buổi khiêu vũ) hay độc giả (trong Master and Man) biết được sự ngu ngốc của cuộc đời của các nhân vật chính.

Tolstoy luôn lưu ý tới trẻ em và văn học cho trẻ em và đã viết nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo chuyện ngụ ngô Ê dốp và từ truyện Hindu.

Danh vọng

Sự nổi danh đương thời của Tolstoy khiến ông được nhiều người ngưỡng vọng: Dostoevsky cho ông là người giỏi nhất trong số những nhà văn cùng thời trong khi Gustave Flaubert so sánh ông với Shakespeare và thổ lộ: "Thật là một nghệ sĩ và thật là một nhà tâm lý!". Anton Chekhov, người thường tới thăm Tolstoy tại nhà ông ở thôn quê, đã viết: "Khi văn học có một Tolstoy, thì thật dễ dàng và thú vị khi là một nhà văn; thậm chí khi bạn biết chính mình không làm được điều gì và vẫn chưa hoàn thành điều gì, đây cũng không phải là điều ghê gớm lắm, bởi Tolstoy đã hoàn thành công việc cho tất cả mọi người. Những điều ông đã thật sự làm để biện hộ cho tất cả những hy vọng và ước vọng được dành cho văn học." Ivan Turgenev đã gọi Tolstoi là một "nhà văn vĩ đại của vùng đất Nga".[4]

Những nhà phê bình và tiểu thuyết sau này tiếp tục ca ngợi tài năng của ông: Virginia Woolf tuyên bố ông là "người vĩ đại nhất trong số những nhà văn viết tiểu thuyết", và James Joyce viết: "Ông không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ ngốc nghếch, không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ làm ra vẻ mô phạm, không bao giờ tỏ điệu bộ!". Thomas Mann đã viết về tính chân thật của ông —"Hiếm khi các tác phẩm nghệ thuật lại gần với tự nhiên như vậy"— một tình cảm được nhiều người chia sẻ, gồm cả Marcel Proust, William Faulkner, Vladimir Nabokov, những người coi ông đứng trên tất cả các tiểu thuyết gia Nga khác, thậm chí cả Gogol, và đánh giá ông tương đương với Pushkin trong số những nhà thơ Nga.

Tôn giáo và đức tin chính trị

Khi gần 50 tuổi, Tolstoy gặp cuộc khủng hoảng trung niên, khi ấy ông kiên quyết rằng ông sẽ không thể tiếp tục sống mà không biết ý nghĩa của cuộc sống, và vì thế ông nguyền hoặc tìm ra nó hoặc sẽ tự sát. Sau khi xem xét nhiều khía cạnh, ông đã tìm ra câu trả lời trong sự răn dạy của chúa Jesus, được ông diễn giải theo cách bị ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo. Ông tường thuật lại cuộc khủng hoảng trung niên của mình trong cuốn Một cuộc xưng tội, và những kết luận từ các cuộc nghiên cứu của ông trong Tôn giáo của tôi, Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, và Tóm tắt Phúc âm.

Ảnh màu của Lev Tolstoy (1908)

Học thuyết đã đạt tới độ chín của Tolstoy là một "Thiên chúa giáo" dựa trên lí trí, lột bỏ tất cả truyền thống và tất cả chủ nghĩa thần bí tích cực. Ông chối bỏ sự bất tử cá nhân và đặc biệt tập trung vào sự răn dạy đạo đức trong Phúc Âm. Về sự răn dạy đạo đức của Chúa Jesus, những từ "Không chống cự cả với quỷ" (Resist not evil) được lấy làm nguyên tắc. Ôngchối bỏ quyền lực của Nhà thờ, vốn ủng hộ Nhà nước, và ông lên án Nhà nước, vốn gây ra bạo lực và tham nhũng. Những lời buộc tội của ông ở mọi hình thức cho phép chúng ta hiểu được học thuyết của Tolstoy, trong khía cạnh chính trị của nó, như Chủ nghĩa vô chính phủ Thiên chúa giáo.

Ngọn nguồn đức tin

Sự biến đổi của Tolstoy từ một nhà văn của xã hội chơi bời và đầy đặc quyền sang thành một người theo chủ nghĩa vô chính phủ không bạo lực và vô thần trong những năm cuối đời diễn ra trong hai cuộc đi vòng quanh Châu Âu năm 1857 và 1860-61, một giai đoạn khi những nhà quý tộc theo khuynh hướng tự do Nga phải bỏ trốn khỏi sự đàn áp chính trị trong nước; những người cùng đi theo con đường này là Alexander Herzen, Mikhail Bakunin và Peter Kropotkin. Trong chuyến thăm năm 1857, Tolstoy đã chứng kiến một cuộc hành quyết trước công chúng tại Paris, một trải nghiệm đau đớn sẽ theo suốt cuộc đời ông sau đó. Ông đã viết một bức thư cho người bạn là V. P. Botkin :“ Sự thật rằng Nhà nước là một hệ thống âm mưu được thiết kế không chỉ để khai thác, mà trên tất cả, để ăn cướp từ các công dân của mình ... Vì thế, tôi sẽ không bao giờ phục vụ bất kỳ một chính phủ nào, ở bất kỳ đâu. ”


Triết lý chính trị Tolstoy cũng bị ảnh hưởng sau cuộc viếng thăm người theo tư tưởng tự do Pháp Pierre-Joseph Proudhon tháng 3 năm 1861, khi ấy ông này đang phải sống trong cảnh bị lưu đầy với cái tên giả ở Brussels. Ngoài việc xem lại các tác phẩm sắp xuất bản của Proudhon, "Chiến tranh và Hòa bình", cái tên Tolstoy sẽ lấy để cho kiệt tác của mình, hai người đã bàn luận về giáo dục, Tolstoy đã viết trong cuốn sổ về giáo dục của mình:“ Nếu tôi thuật lại cuộc thảo luận này với Proudhon, có nghĩa để thể hiện, theo kinh nghiệm cá nhân tôi, ông ta là người duy nhất hiểu tầm quan trọng của giáo dục và của xuất bản in trong thời đại chúng ta. ”


Trong Chương VI Một cuộc xưng tội, Tolstoy đã chính dẫn đoạn cuối cùng trong Thế giới như Mong muốn và Thể hiện của Schopenhauer. Trong đoạn này, nhà triết học Đức đã giải thích tại sạo sự vô nghĩa có từ sự phủ định hoàn toàn cái tôi chỉ là một sự vô nghĩa tương đối và không cần phải sợ hãi nó. Tolstoy đã bị ảnh hưởng bởi các giáo điều Thiên chúa giáo, Phật giáo, và Hindu cho rằng khổ hạnh là con đường để dẫn tới sự thần thánh. Điều này thích hợp với những ý kiến của riêng ông, được thể hiện qua nhật ký trong nhiều năm. Vì thế Tolstoy, nhà quý tộc Nga, dần trở thành một người theo đạo đức khổ hạnh, lựa chọn sự nghèo khổ và khước từ ý chí.

Chủ nghĩa vô chính phủ Thiên chúa giáo

Dù ông không tự coi mình là một người vô chính phủ bởi ông coi thuật ngữ này dùng để chỉ những người muốn thay đổi xã hội bằng bạo lực[5], Tolstoy vẫn thường được coi là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Những đức tin Thiên chúa giáo của Tolstoy dựa trên Lời giảng trên Núi (Sermon on the Mount), và đặc biệt trên câu đưa cả má bên kia (turn the other cheek), mà ông coi là một sự chứng minh cho chủ nghĩa hòa bình, không bạo lực và không phản kháng. Tolstoy tin rằng việc là một tín đồ Thiên chúa giáo đồng nghĩa ông là người theo chủ nghĩa hòa bình và, vì sự sử dụng vũ lực của chính phủ Nga, là một người theo chủ nghĩa hòa bình khiến ông trở thành người theo chủ nghĩa vô chính phủ.

Lev Tolstoy tại điền trang

Học thuyết không phản kháng (không bạo lực) của Tolstoy khi đối mặt với sự xung đột là một thuộc tính riêng biệt khác của triết lý của ông dựa trên những lời răn của Chúa. Khi gây ảnh hưởng trực tiếp tới Mahatma Gandhi với ý tưởng này trong tác phẩm Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, Tolstoy đã gây ảnh hưởng to lớn tới phong trào phản kháng bất bạo động cho tới ngày nay. Ông cũng phản đối tư hữu và định chế hôn nhân và sự đề cao giá trị những ý tưởng trinh bạch và tiết chế tình dục (được thảo luận trong Cha Sergius và lời nói đầu của ông cho cuốn The Kreutzer Sonata), những ý tưởng cũng được chàng trai trẻ Gandhi tin tưởng.
Trong hàng trăm bài luận trong hai mươi năm cuối đời mình, Tolstoy đã lặp lại sự chỉ trích kiểu vô chính phủ với Nhà nước và giới thiệu những cuốn sách của Kropotkin và Proudhon cho những độc giả của mình, tuy phản đối sự tán thành các phương tiện cách mạng bạo lực của chủ nghĩa vô chính phủ, ông đã viết trong bải luận "Về sự Vô chính phủ" năm 1900:“ Những người vô chính phủ đúng về mọi phương diện; trong sự phủ nhận trật tự hiện hữu, và trong sự xác nhận rằng, nếu không có Chính quyền, không thể có nhiều bạo lực hơn ở tình trạng có Chính quyền hiện hữu. Họ chỉ sai lầm ở suy nghĩ rằng Vô chính phủ có thể được thiết lập bằng một cuộc cách mạng. Nhưng nó chỉ có thể thành hiện thực nếu có nhiều và nhiều hơn những con người không yêu cầu sự bảo vệ từ phía quyền lực chính phủ ... Chỉ có thể có một cuộc cách mạng vĩnh cửu - một cuộc cách mạng đạo đức: thế hệ của con người tinh thần. ”


Phòng của Lev Tolstoy tại Yasnaya Polyana

Chủ nghĩa hòa bình

Dù có những mối lo ngại về bạo lực vô chính phủ, Tolstoy vẫn chấp nhận mối nguy hiểm khi truyền bá những ấn phẩm bị cấm đoán của những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa vô chính phủ Nga, và đã sửa đổi những bản in cuốn "Về một cuộc nổi dậy" (Words of a Rebel) của Peter Kropotkin, được xuất bản lậu tại St Petersburg năm 1906. Hai năm trước, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Tolstoy đã công khai lên án cuộc chiến và viết thư cho nhà sư Nhật Soyen Shaku trong một nỗ lực không thành công nhằm đưa ra một tuyên bố hòa bình chung.

Một bức thư của Tolstoy viết năm 1908 cho một tờ báo Ấn Độ với tiêu đề "Thư gửi một người theo đạo Hindu" mang tới tình cảm thân mật với Mohandas Gandhi, người khi ấy đang ở Nam Phi và đang bắt đầu trở thành một nhà hoạt động. Đọc cuốn "Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn" khiến Gandhi quyết định từ bỏ bạo lực và tán thành phản kháng bất bạo động, một sự tán thành mà Gandhi đã viết lại trong tiểu sử của mình, gọi Tolstoy là "người đề xướng vĩ đại nhất của thuyết bất bạo động mà thời đại này có thể tạo ra". Sự thân mật giữa Tolstoy và Gandhi chỉ kéo dài một năm, từ tháng 10 năm 1909 tới khi Tolstoy chết tháng 11 năm 1910, nhưng dẫn tới việc Gandhi đặt tên Tolstoy Colony cho ashram thứ hai của ông tại Nam Phi. Bên cạnh phản kháng bất bạo động, hai người có chung niềm tin ở giá trị của sự ăn chay, chủ đề của nhiều bài luận của Tolstoy (xem Sự chay tịnh Thiên chúa giáo).

Cùng với chủ nghĩa duy tâm ngày càng phát triển, Tolstoy cũng trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào Quốc tế ngữ. Tolstoy đã rất ấn tượng trước những niềm tin hoà bình của những người Doukhobor và lôi kéo sự chú ý quốc tế tới vụ hành quyết họ, sau khi họ đã đốt vũ khí trong một cuộc phản kháng hòa bình năm 1895. Ông đã giúp những người Doukhobor di cư tới Canada.

Xem thêm
1^ Theo lịch Julius là 28 tháng 8 năm 1828 – 7 tháng 11 năm 1910
2^ Feuer, Kathryn B. Tolstoy and the Genesis of War and Peace, Cornell University Press, 1996, ISBN 0-8014-1902-6
3^ D. S. Mirsky. A History of Russian Literature. Northwestern University Press, 1999. ISBN 0-8101-1679-0. Page 324.
4^ Victor Terras ed., Handbook of Russian Literature, p. 476-480, Yale University Press, 1985 (truy cập 14 tháng 12 năm 2006 from this website)
5^ Woodcock, George. Anarchism: A History of Libertarian Ideas and Movements, Broadview Press, 2004, p. 185

Bài này được hợp nhất với phần văn bản từ cuốn "Lịch sử văn học Nga" (1926-27) của D.S. Mirsky mà bây giờ đã thuộc phạm vi công cộng.
Tolstoy's 80th birthday (thông tin)
Original footage of Tolstoy celebrating his 80th birthday at Yasnaya Polyana with friends, students and family members. (11.1 MB, ogg/Theora format).
Trục trặc khi xem? Xem hướng dẫn.
Leo Tolstoy - A comprehensive site with pictures, e-texts, biography, genealogy, etc.
Leo Tolstoy museum in Yasnaya Polyana
(tiếng Nga)State Leo Tolstoy Museum in Moscow

Leo Tolstoy's biography and critique
Illustrated Biography online at University of Virginia
Tolstoy and Popular Literature - Several scientific papers from the University of Minnesota
Brief bio
Leo Tolstoy's Life - Tolstoy's personal, professional and world event timeline, and synopsis of his life from Masterpiece Theatre.
The Last Days of Leo Tolstoy
Aleksandra Tolstaya, "Tragedy of Tolstoy"
(tiếng Nga) The ancestors Count Lev Nikolayevich Tolstoy
(tiếng Nga) The World of Leo Tolstoy
Information and Critique on Leo Tolstoy
Leo Tolstoy Chronicle by Erik Lindgren
Tolstoy's Legacy for Mankind: A Manifesto for Nonviolence, Part 1
Tolstoy's Legacy for Mankind: A Manifesto for Nonviolence, Part 2
Text of "A Confession" and Audio of Tolstoy speaking on TheGodLight.co.uk
Lear, Tolstoy and the Fool an essay by George Orwell
article written on Tolstoy's 80th birthday by Leon Trotsky
Simon Farrow, Leo Tolstoy: Sinner, Novelist, Prophet, Proceedings of the Bath Royal Literary and Scientific Institution, Vol. 9, 18 tháng 1 năm 2005
S.F. Yegorov, Leo Tolstoy, in PROSPECTS: the quarterly review of comparative education, Vol XXIV, no 3/4, tháng 6 năm 1994, UNESCO, p. 647-660 (about Tolstoy's writings on education)
Leo Tolstoy trên Internet Movie Database
ALEXANDER II AND HIS TIMES: A Narrative History of Russia in the Age of Alexander II, Tolstoy, and Dostoevsky


Nguồn :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Lev_Nikolayevich_Tolstoy


************************************************************************
Chiến tranh và hòa bình


(tiếng Nga: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ tiểu thuyết sử thi của Lev Nikolayevich Tolstoy, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới.

Nhân vật

Gia đình Công tước Bolkonsky
Bài chi tiết: Danh sách nhân vật Chiến tranh và hòa bình
Lão công tước Nicolas Andreievich Bolkonsky, goá vợ, đại tướng tổng tư lệnh quân đội về hưu, thường được mệnh danh là Vua Phổ, cha của Andrei và Maria, một người thông minh ái quốc nhưng bảo thủ, kiêu căng, gàn dở, nghiêm khắc và cương nghị, căm ghét giới giao tế phù phiếm ở Kinh đô. Ông mất năm 1812 tại Smolenska.
Công tước Andrei Nicolaievich Bolkonsky, nhân vật trung tâm của tác phẩm, là con trai của công tước Bolkonsky, có tâm hồn và trí tuệ, tinh thần yêu nước, trọng danh dự, mang nhiều khát vọng và ước mơ cao đẹp. Ra trận với ước mộng trở thành một Napoléon của nước Nga. Đại diện cho tầng lớp thanh niên quý tộc tiến bộ đi tìm lý tưởng sống và tìm được lý tưởng chân chính khi thực sự chung một chiến hào với nhân dân chống ngoại xâm. Chàng mất năm 1812 do bị thương trong trận Borodino
Nữ công tước Maria Nicolaievna Bolkonskaia, con gái lão công tước Bolkonsky, em gái Andrei, dung mạo tầm thường xấu xí nhưng có một tâm hồn đẹp đẽ cao thượng, dịu dàng và mộ đạo, luôn sống vì người khác. Sau khi cha và anh mất, nàng kết hôn với Nicolas Ilitch Rostov năm 1814.
Công tước phu nhân Elisabeta Karlovna Meinena (Lisa), vợ Andrei, thường gọi là Công tước phu nhân nhỏ nhắn, mất năm 1806 sau khi sinh được một đứa con trai.
Tiểu công tước Nicolas Adreyevich Bolkonsky, con trai Andrei và Lisa, một thiếu niên nhiệt thành đa cảm, luôn muốn sống xứng đáng với người cha mà cậu tưởng nhớ và tôn thờ.
Amelia Evgenievna Bourienne, tùy nữ của cô Maria, một thiếu nữ Pháp xinh đẹp và lẳng lơ.

Gia đình Bá tước Rostov
Bá tước Ilya Andreievich Rostov, một ông già hiền lành nhân hậu, vui vẻ, giản dị thật thà, hiếu khách, mất năm 1813.
Bá tước phu nhân Natalia Shishina, vợ bá tước Rostov.
Bá tước Nicolas Ilyich Rostov, con trai bá tước Rostov, anh trai Natasha, là một sĩ quan phiêu kị đẹp trai, nhiệt thành, chất phác, sùng kính hoàng đế Alexandre và rất mực hiếu thảo. Sau chiến tranh, chàng giải ngũ, kết hôn với Maria năm 1814.
Bá tước tiểu thư Vera Ilinichna Rostova, con gái cả của bá tước Rostov, xinh đẹp chững chạc nhưng luôn làm người khác khó chịu. Kết hôn với Alphonse Karlitch Berg Nicolas.
Bá tước tiểu thư Natalia Ilinichna Rostova (Natasha), con gái thứ 3 của bá tước Rostov, là thiếu nữ yêu đời và tràn trề sức sống đã mang lại cho Andrei nghị lực vượt qua giai đoạn khó khăn nhất đời chàng: bị thương, vợ mất, con nhỏ. Andrei đã đính hôn với Natasha sau khi vợ Andrei chết, nhưng sau đó Natalia, do nhẹ dạ cả tin, đã phản bội Andrei khi bị Anatole quyến rũ. Cuối cùng, Natasha tái hôn với Pierre.
Pierre Ilyich Rostov (Petia), con trai út của bá tước Rostov, tử trận năm 1812.
Sonya Alexandrovna cháu gái họ của ông bà Rostov, sống trong gia đình từ nhỏ và là người yêu thời thơ ấu của Nicolas.
Alphonse Karlovich Berg Nicolas: sĩ quan chuyên nghiệp, chồng của Vera, thích bợ đỡ để có được công việc nhàn nhã.


Gia đình Bá tước Bezoukhov
Lão bá tước Kiril Vladimirovich Bezoukhov, cha của Pierre, triều thần thời đại nữ hoàng Ecatherina, nổi tiếng giàu có và đào hoa, mất năm 1805.
Bá tước Pierre Kirilovich Bezoukhov (cũng Pyotr), là một chàng trai tốt bụng, ngây thơ hiền lành, bạn của Andrei, bị rơi vào cạm bẫy của thế giới quý tộc sau khi hưởng thừa kế gia sản của công tước Kiril Vladimirovich Bezoukhov, cưới Hélène (Ëlena) con gái công tước Kouraguine. Sau khi chán ghét thế giới quý tộc, chàng ra trận và tìm thấy lý tưởng sống ở đây. Âm mưu ám sát Napoléon bất thành, chàng trở thành hội viên của hội bí mật tiền thân của phái Cách mạng tháng Chạp. Pierre và Andrei đều trở thành những người anh hùng chân chính của nhân dân Nga trong máu lửa chiến tranh vệ quốc. Sau kết hôn với Natasha năm 1813.
Bá tước phu nhân Hélèna Vassilievna Kouraguina (Ëlena), con gái công tước Vassili Sergueievitch Kouraguine, là một người đàn bà đẹp tuyệt trần nhưng ích kỉ, dâm đãng và hư hỏng, trở thành vợ Pierre trong âm mưu của ông bố, lừa Pierre để kiếm chác từ món gia sản đồ sộ mà chàng thừa kế. Mất năm 1812 do bệnh.
Nữ công tước Catherina Semionova, cháu họ của lão bá tước, thường gọi là Catisha, hoặc cô Lớn
Nữ công tước Olga Semionova,cháu họ của lão bá tước, thường gọi là cô Nhỡ.
Nữ công tước Sophia Semionova, cháu họ của lão bá tước, thường gọi là cô út.

Gia đình công tước Kouraguine
Công tước Vassili Sergueievich Kouraguine, cũng Basile, triều thần, một con người xảo quyệt mưu mô, hay tính toán để tư lợi.
Công tước phu nhân Alina Kouraguina, vợ công tước Kouraguine.
Thiếu công tước Hyppolyte Vassilievich Kouraguine, con trai cả của công tước Kouraguine, một anh chàng đần độn, lố bịch, thường bị đem ra làm trò hề.
Thiếu công tước Anatole Vassilievich Kouraguine, con trai công tước Kouraguine, em trai Hélène, một thanh niên đẹp trai nhưng hoang đàng, phóng đãng, người đã quyến rũ Natasha sau khi nàng đính hôn với Andrei. Mất năm 1812 do bị thương.


Gia đình công tước Droubetzkoi
Công tước phu nhân Anna Mikhailova Droubetzkoia, quả phụ, bạn thân của bá tước phu nhân Rostova, một người đàn bà không có liêm sỉ, hay cầu cạnh, bợ đỡ để con trai thăng tiến.
Công tước Boris Droubetzkoi, quân nhân, lợi dụng, bợ đỡ để thăng tiến, người yêu thời thơ ấu của Natasha, sau cưới cô Julia Karaguina vì gia sản kếch sù của cô.
Công tước phu nhân Julia Karaguina, một thiếu nữ xấu xí và giả dối nhưng giàu có, bạn thân của nữ công tước Maria, sau cưới Boris Droubetzkoi.

Những nhân vật khác
Maria Dimitrievna Akhrossimova, mẹ đỡ đầu của Natasha, có biệt hiệu Hung long vì tính tình thẳng thắn cương trực đến lỗ mãng nhưng ai cũng yêu mến.
Vassili Dmitrievitch Denissov, bạn đồng ngũ của Nicolas Rostov, từng thầm yêu Natasha, tính tính can đảm, ngay thẳng, vui tươi.
Fiodor Ivanovich Dolokhov, bạn của Anatole, Rostov, một kẻ phóng đãng, đốn mạt, từng theo đuổi Sonia, dụ dỗ Nicolas vào cờ bạc, bị Pierre thách đấu súng do nghi ngờ y có dan díu với Hélène, nhưng trong quân ngũ là một anh hùng quả cảm, một người con chí hiếu.
Anna Pavlovna Scherera (cũng Annette), ngự tiền phu nhân, một người đàn bà của giới giao tế phòng khách, khinh người mà dối trá, ý kiến thay đổi như chong chóng, chuyên làm mụ mối.
Bilibine, nhà ngoại giao, bạn của Andrei, thuộc phe thân Pháp.
Joseph Alexeievitch Bazdeiev, ông già trong hội Tam điểm, khuyên Pierre vào hội, Pierre coi là ân nhân.
Platon Karataiev , bạn tù của Pierre, thuộc tầng lớp bình dân, nhân hậu, giản dị, qua những câu chuyện của mình đã làm Pierre hiểu ra nhiều ý nghĩa cuộc đời gần gũi hơn hẳn những lí thuyết nặng nề của hội Tam điểm. Bị xử tử năm 1812.
Alexandre I (1777-1825) Hoàng đế Nga , trị vì từ 1801 đến 1825.
Napoléon Bonaparte, Hoàng đế Pháp, đối đầu với Mikhail Koutouzov ở bên kia chiến tuyến.
Mikhail Ilarionovitch Koutouzov nguyên soái tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga trong liên minh Nga-Áo chống lại đội quân xâm lược của Napoléon Bonaparte, là người giản dị và bình thường, đại diện chân chính của cuộc chiến tranh yêu nước, hiện thân của trí thông minh và lòng dũng cảm của dân tộc Nga.



Nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc Nga tại kinh kỳ Sankt-Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến Hoàng đế Napoléon I và cuộc chiến tranh chống Pháp sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky - một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về cố đô Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức.

Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập Quân đội Nga. Khi lên đường Andrei mang một niềm hy vọng là có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham chiến trận đánh Austerlitz - nơi Napoléon I đã đánh tan nát quân Liên minh Nga - Áo, bản thân chàng thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon I - vốn là một thần tượng của chàng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Toulon - cầu Arcole đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời.

Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh, người chăm sóc và thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.

Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Nga bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị Nguyên soái Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, với kết quả là chiến thắng lớn lao về mặt tinh thần. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.


Sau trận huyết chiến ở Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.

Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nước Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn Napoléon thì không. Sau chiến thắng, Koutouzov muốn cho nước Nga được nghỉ ngơi chứ chẳng muốn can thiệp thêm gì vào tình hình châu Âu.

Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín - đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.



Giá trị tác phẩm

Chiến tranh và hòa bình là bộ sử thi vĩ đại nhất của Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc[1].

Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ 19: cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805-1812, 1812-1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu: chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình[2]. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm.

Một trong những đặc điểm nổi bật khác của Chiến tranh và hòa bình là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới[3].


Bản dịch tiếng Việt

Chiến tranh và hòa bình đã được dịch Việt văn một số bản dịch 4 tập, trong đó có:
Bản dịch Chiến tranh và hòa bình của Hoàng Thiếu Sơn, Trường Xuyên, Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, bao gồm xuất bản phẩm lần đầu tiên tại Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội: tập 1 với phụ lục tóm tắt nội dung và bảng tra danh từ riêng gồm 586 trang in năm 1961, tập 2 gồm 602 trang, tập 3 gồm 638 trang chia làm 3 phần gồm 34 chương có tóm tắt nội dung và bảng tra danh từ lịch sử, địa lý cuối sách; tập 4 gồm 544 trang đều in năm 1962. Tất cả các tập đều có cỡ 13×19cm. Sau đó bản dịch này được tái bản có sửa chữa bổ sung, in tại Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội: tập 1: 719 trang in năm 1976; tập 2: 592 trang in năm 1976, tập 3: 558 trang in năm 1979; tập 4: 477 trang. In lại tại Nhà xuất bản văn học Hà Nội năm 2001: tập 1: 825 trang; tập 2: 724 trang; tập 3: 705 trang.
Bản dịch Chiến tranh và hòa bình của Nguyễn Hiến Lê, in lần đầu tại Nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn 1969: tập 1: 758 trang, tập 2: 729 trang; tập 3: 733 trang; tập 4: 716 trang. Bản in tại Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1993, tập 1: 612 trang, tập 2: 594 trang, tập 3: 585 trang, tập 4: 616 trang, cỡ giấy 19cm. Tái bản in tại Nhà xuất bản Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2000, tập 1: 816 trang, tập 2: 778 trang, tập 3: 731 trang, tập 4: 809 trang, cỡ giấy 18cm.


Chú thích
1^ Từ điển văn học, bộ mới, Nhà xuất bản thế giới, H.2005, trang 255
2^ Từ điển văn học, bộ mới (đã dẫn), trang 256.
3^ Mục từ Chiến tranh và hòa bình trên 101 vẻ đẹp văn chương thế giới và Việt Nam. H.2006

Liên kết ngoài Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Chiến tranh và hòa bình.

Nguyên bản tiếng Nga Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga)
Bản dịch tiếng Anh trên Gutenberg (tiếng Anh)
Bản dịch tiếng Anh của Aylmer Maude War and Peace (tiếng Anh)
6 nước tham gia phim Chiến tranh và hòa bình, người Nga nghĩ gì?
Kết quả tìm các phiên bản multiple formats (html, XML, opendocument ODF, pdf (landscape, portrait), plaintext ) SiSU
SparkNotes Study Guide for "War and Peace"

Nguồn :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_và_Hòa_bình

Đọc tác phẩm CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH dạng  .prc

http://www.mediafire.com/?lgdrty5kdfgqjr4


NGƯỜI THẦY KHÔNG TÊN TUỔI .











Tôi viết bài thơ , 
 kính tặng thầy cô , những người không tên tuổi ,
Suốt cả cuộc đời lấy giảng dạy làm vui ,
Mái tóc bạc dần theo năm tháng nổi trôi ,
Kề bên mái đầu xanh ngây thơ trong sáng .

Gieo mầm ước mơ bằng bảng đen phấn trắng ,
Chẳng có gì cao sang nhưng giản dị vô cùng . 
Dạy tôi noi theo 
những tấm gương trong Việt sử anh hùng ,
Thấm đượm nghĩa nhân , 
đậm đà trí lễ trong những bài Đức dục .

Thầy tôi dạy rằng trong cõi đời trần tục ,
Biết bao điều phải học hỏi mãi không thôi .
Bài học Công dân dạy làm đẹp cho đời ,
Để cuộc sống con người không phí hoài vô ích .

...
...


Bốn mươi năm sau tôi trở về ký ức 
Cánh buồm mộng mơ đưa đời thực về thơ
Tôi nhớ lại dáng cô , 
trên bục giảng năm xưa
Với những bài ca cộng đồng , 
khi giọng thầy bắt nhịp .

Bài hát Trống cơm cho ngày vui lễ hội ,
Chúng tôi đã hát , thật say sưa lòng náo nức đón xuân .
Rồi đến những ngày hè hanh  vàng  nắng đầy sân 
Lại vang lên , vang lên mãi khúc ca chia tay tạm biệt .

Dẫu biết rằng  ...
thời gian trôi qua có bao giờ quay lại ,
Nhưng tôi khắc ghi hoài những kỷ niệm tuổi thơ .
Tôi vẫn nhớ thầy cô trường lớp cũ ngày xưa , 
Người chưa từng được vinh danh  , 
Những người thầy cô không tên tuổi .

Chỉ có trong tim ,
bóng hình thầy cô không phai mờ thay đổi .
Người đã dạy tôi bước chập chững đầu đời ,
Đức hy sinh tận tụy ấy lên ngôi ,
Trên nẻo đường dấn thân , 
nhiều dãi dầu mưa nắng .


Ôi ! ơn thầy cô biết bao nhiêu sâu nặng ?
Con sẽ mang theo trong suốt cuộc hành trình ,
Để có một tấm gương soi sáng trái tim mình 
Xin vinh danh mãi người cô , người thầy không tên tuổi  .

Tôi lớn khôn , trở thành người theo tháng ngày đắp đổi ,
Nhờ ơn nghĩa thầy và đức độ của cô .
Xin được một lần ,
một lần thôi , tôi trở lại tuổi thơ ,
Tròn to mắt lắng nghe lời thầy cô khuyên bảo  .









Kính tặng tất cả các Thầy Cô .


-Người trí đức chẳng tiếng tăm 
Sống như sen trắng giữa đầm ngát hương .


Trần hồng Cơ 
Ngày 10/12/2012




Xem tiếp


Vườn THƠ VĂN 1 .

Vườn THƠ VĂN 2 .

Vườn THƠ VĂN 3 .

Vườn THƠ VĂN 4 . 

Vườn THƠ VĂN 5 .



-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét